ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Sunday, January 27, 2013

SEVEN VIETNAMESE POEMS OF THE SEVEN-WORD STYLE FOR SEVEN DAYS -- BẢY BÀI THƠ BA?Y CHU~, CHO BẢY NGÀY - SẦU CHO CHỮ GỌI LÀ “NỮ SĨ”

THƠ BẢY CHỮ 
VÀ CHÚ THÍCH CỦA DƯƠNG NHƯ NGUYỆN
COPYRIGHT 2011

NOTE: Composing Vietnamese poetry in the "seven-word" format, UND creates seven poems for seven days and annotates them with facts from Vietnamese history regarding the "Vietnamese female literati." 
***
”Nữ Sĩ” (dịch tiếng Anh: “female literati”) là từ gốc Hán Việt trong cổ văn dùng để gọi người đàn bà cầm viết, vì hay chữ mà được trọng vọng.
Năm 40 sau Tây Lịch, Trưng Vương không cầm bút mà cầm kiếm và mũi kiếm Trưng Vương viết lên chữ "dựng nước.”
Theo một thuyết của sử Việt, thì đời Hậu Lê, Nguyễn Thị Lộ từ tuổi thơ ngây phải đi bán chiếu, nhưng đã dùng khả năng chữ nghĩa mà đối đáp với Nguyễn Trãi. Sau này bà vào cung vua dạy học, bị Hòang hậu ganh tị và khi Nguyễn Trãi che chở vương phi Ngọc Giao (mẹ vua Lê Thánh Tôn sau này), thì bà và chồng bị vu oan chết thảm trong vụ án “Lệ Chi Viện.”
Trước thế kỷ 20: Chỉ có Hồ Xuân Hương dùng bút để chế riễu tệ đoan xã hội.  Trong giới quý tộc Bắc Hà, có Bà Huyện Thanh Quan dùng chữ nghĩa để tiếc nhớ quá khứ và lòng yêu nước thương nhà ("Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”); có Đòan Thị Điểm từ chối vào cung chúa Trịnh và trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mở trường dạy học ở quê nhà. (Trên 40 tuổi, Đòan Thị Điểm mới lập gia đình với tiến sĩ Nguyễn Kiểu, cốt là để săn sóc việc gia đình cho ông khi ông phải đi sứ sang Tàu…Khi ông xong công vụ trở về, chỉ được mấy năm thì Đòan Thị Điểm qua đời).
Những cây bút phụ nữ này xuất hiện trong thời đại, kỷ nguyên mà lịch sử Việt Nam rất sóng gió và đầy chia rẽ: nhân tài phân tán và bị tiêu diệt – vừa vua, vừa chúa, nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi sự cấu xé, trả thù của nhà Nguyễn với Tây Sơn và sau đó là chính sách cầu viện Tây Phương, thuần phục Bắc Phương, tự tôn dân tộc và bế quan tỏa cảng của Nguyễn Triều. 
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ngòai phạm vi văn chương chủ nghĩa, không có hình ảnh và chỗ đứng cho người phụ nữ hướng về các bộ môn nghệ thuật khác, thí dụ: cầm cọ vẽ tranh để thay chữ viết, hoặc làm film, sọan nhạc như bây giờ. 
Sau này, các nữ nghệ sĩ dùng giọng hát gõ nhịp để diễn tả chữ viết của đàn ông thì bị gọi là "Cô Đầu” hay "Ả Đào,” cái nghề mà xã hội cho là "xướng ca vô loại” (“Mua vui cũng được một vài trống canh…”   Nguyễn Du).

Năm mươi tuổi, chợt qua rồi
Mắt trông, mi ướt, môi cười, hư hao
Năm mươi tuổi, vẫn nghêu ngao 
Mở trang lịch sử đón chào người xưa…
DNN C2011  

SẦU…NỮ SĨ I:

tranh Hoàng Lương Ngọc 
painting by Hoàng Lương Ngọc

Viết và Vẽ: Vệt Nước Non

Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
Chỉ vì em vẽ chiếc thuyền con
“Gót Chân người múa thành cây cọ
Vạch xuống thuyền ai vệt nước non” [1]

Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
Chỉ vi em viết khúc phù du
Một tay cầm bút, tay nâng chén
Nét chữ tròn theo giọt nắng thu

Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
Chỉ vi`em tập tễnh làm thơ
Thơ em độc giả không trang trọng
Vì bước Kinh Kha, bụi đã mờ

Xin em đừng có cuồng thêm nữa,
Để trái tim hồng được thảnh thơi
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
Khúc cổ phồn ca gõ hát chơi…
”[2]


"Học làm Trang Tử gieo oan nghie^.t
Khúc ' Cổ Bồn Ca ' do^?i ma.ng nguo`i..." [2] 

DNN C2010

 [1] Diễn ý bức tranh của Ho`ang Luong Ngo.c.   "Thuyền” là motif của phụ nữ cũng như thân phận con người (“sang ngang” "vượt biên” – "bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”). "Thuyền” nói lên tâm sự ly hương của Thúy Kiều ("Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa") và cũng là motif mà quốc tế đã công nhận về người di dân gốc Việt - thế giới gọi chung là “Boat People.”
 
[2] Hai ca^u truo'c:  nhớ theo ý thơ Vũ Hoàng Chương
Hai ca^u sau:  ho.a tho* Vũ Hoàng Chương, la`m the^m, tha'ng hai, 2013. 
Ve^` giai thoa.i ba`i tho "Co^? Bo^`n Ca" cua Trang Tu?, xin xem cuo^.c trao do^?i (comments) ve^` "SẦU…NỮ SĨ I" cua DNN da(ng ta.i vietthuc.org.


SẦU NỮ SĨ II

"ĐỐI KÍNH SOI GƯƠNG, TỰ VẤN MÌNH”

Bên ngòai khung cửa lung linh bóng
Sỏi đá, con người, hay cỏ cây? 
Bên trong ta vẫn triền miên thu)'c
Đối kính mà than chuyện nước mây

Không thể cùng ai chia ấm lạnh
Đứng giữa dương trần ngó cuộc chơi
Tỉnh ra mới thấy mình hiu quạnh
Vỡ cốc lưu ly giữa chợ đời

Ai có đi ngang bờ vĩnh cửu
Với giải ngân hà lấp lánh sao
Cho tôi gửi gấm lời thi tửu
Như những linh hồn ấp ủ nhau   

Thế hệ qua đi, người khắc khoải
Trời không nghe chuyện thế gian đâu
Vi` vậy đừng kêu tôi…Nữ Sĩ
Chỉ đọc thơ tôi để thấy…Sầu

Tâm sự ai hay, ai hiểu được? 
Vứt quách cho rồi, mộng bỏ không
Mai sau nếu có người chia xẻ
Thì đã khô xương, bạc má hồng

Những nơi thiếu phụ mơ thành đá
Là chỗ tôi ngồi viết: Tử, Sinh
Nay mai quẳng bút khô luôn mực
Vô Kỵ đâu rồi, hỏi Triệu Minh
     
Thị Điểm đâu rồi, hỏi Đặng Sinh
Trăm năm chinh chiến một u tình
Cho tôi vẽ lại chân dung ấy
Đối kiếng, soi gương, tự vấn mình” (3) 

DNN copyright 2010-11

 (3) “Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm…”

    
       VIGNETTES OF  NG.UYÊN: 
         Tranh Dương Như Nguyện: 
"Woman in Repose"
 copyright 1998, Dec. 2010
Bích chương cho tập thơ, sẽ xuất bản
From poetry collection, 
“One Woman’s World: Love, Life and Exile,” to be published    

WOMAN IN REPOSE  TRẢI THÂN YÊN NGHỈ 

“In repose, she poses

Pose without Pose

Words without Words

Rest without Rest

Forest,

Leaves,

Waves, Wind, and Sun

Love,

Life,

And Exile”

DNN C2011


SẦU … NỮ SĨ III:

HẦU CHUYỆN VỚI NGUYỄN DU

Ba trăm năm trước một vầng trăng
Hồn Nguyễn Du xưa, lãng đãng gần
Hỏi tôi có xót Kiều Nương ấy
Như nhà nho Việt, xót thương thân

Tôi hỏi ông, giờ ông ở đâu?
Đưa tay tôi nắm để cùng nhau
Hướng về cố quốc, lòng son sắt
Dù truyện Kim Kiều đã đổi câu

Ông bảo tôi rằng ông ghé chơi
Đôi ngả Đông Tây đã tỏ rồi
Hai chữ Tâm Tài ông gửi lại 
Để giúp tôi về học nghỉ ngơi

Tôi bảo, ông về nghỉ với thơ
Dù mộng Từ Công, tôi vẫn chờ 
Vươn lên, Kiều Nữ, vươn lên nhé 
Dẫu sóng sông Tiền (1) dập tóc tơ (4)

Ông bảo tôi si, thì cứ si
Cảo thơm ai giữ cho ai ghi
Trăm năm mấy khúc tràng giang hận
Một kiếp cô Kiều, một chuyến đi (4)

DNN copyright 2010-11


Thơ và Tranh:
Remaking Thúy Vân Thúy Kiều
"Mua vui cũng được một vài trống canh" 
marker and enamel/fingernail polish,
DNN  copyright 2010

REMAKING THÚY VÂN THÚY KIỀU 
DỰNG LẠI VÂN, KIỀU:

Rằng năm Lê Mạc chiêu phong 
Bốn phương chẳng lặng, Thăng Long võ vàng

Vân Kiều câu hát của Nam  
Cớ sao lại phải mạn đàm Bắc phương?

DNN copyright 2011


SẦU… NỮ SĨ IV:

"RỒI CŨNG TAN TÀNH, SÔNG, NƯỚC, MÂY”

Ai lặng yên nghe gió biển về
Như người thủy thủ giữa cơn mê
Nửa đêm bỏ bạn tìm ngư nữ
Tiếng hát trong sương chợt não nề

Ai muốn đi theo vệt nắng chiều
Của miền quê mẹ gió đìu hiu
Trăm năm xã tắc là thiên cổ
Nửa gánh san hà một phút thiêu

Ai sẽ yêu chồng như Mỵ Châu
Hóa thân sò hến của đầm sâu 
Nước trong thấm lệ oan khiên ấy 
Máu đỏ chan hòa mạch bể dâu

Năm mươi năm tuổi, vận còn đây
Và gót công danh gai góc này
Bão có tụ về cung mệnh đó
"Rồi cũng tan tành, sông, nước, mây” 

DNN copyright 2011


SẦU NỮ SĨ V

PARIS VÀ "NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHỊU CHẾT” (5)

Tôi ghé Paris không có anh
Sông Seine mùa tuyết hết màu xanh
Những con phố nhỏ buồn lây lất
Giận đám cây khô chẳng dỗ dành

Đâu đó là tôi, của thuở xưa
Của thời xinh đẹp của ngây thơ
Tôi mười sáu tuổi, tròn đôi tám
Tiếng hát đơn thuần, tiếng hát mơ

Tiếng nói ân cần, anh đã ghi
Bên kia đại lộ, tách cà phê
Con đường hạt dẻ rơi, rơi vỡ (6)
Một góc công viên, lá  não nề

Tôi khóc Paris và khóc anh
Vành môi bướng bỉnh, mắt buồn tênh
Những người đã bỏ Paris ấy
Có rủ nhau về, cuộc tử sinh?

Tôi chẳng về đâu, Paris ơi
Ngày mai ? Hạnh-Phúc đã xa vời
Cho nhau một chút này, hy vọng
Quá khứ đâu đây, nhỏ lệ rồi...

DNN copyright2010


(4) Sông Tiền Đường nơi Thúy Kiều tự vẫn để thóat kiếp đọan trường sau khi Từ Hải đã chết đứng ngòai trận mạc.

"Chuyến đi” lưu đày, tha hương của cô Kiều bắt đầu từ năm 16 tuổi, nhưng nghĩ cho cùng "Sông Tiền Đường” mới chính là chuyến đi đích thực của cô Kiều. Chuyến đi đích thực chính là sự trở về với yên bình của nguồn gốc đeo đuổi từ quá khứ, nơi chốn gọi là "Đất Hứa” theo ý nghĩa của Marcel Proust hay ý nghĩa tôn giáo của người Do Thái hay Hồi Giáo.

Tâm trạng của Cô Kiều, đúng ra là tâm trạng của Nguyễn Du (kẻ sĩ Việt Nam phải đi sứ sang Tàu), chính là tâm trạng của người ly hương, chỉ mong một ngày về đòan tụ trong yên bình với cha mẹ, tổ tiên, nơi chốn mà chúng ta tạm gọi là "Đất Hứa.” Trong văn chương Nguyễn Du, dde^? có được ngày đòan tụ và yên bình ấy, phụ nữ phải trải qua thân phận bọt bèo như Thúy Kiều để sống còn, trong khi nam nhân thì chết thảm như Từ Hải. Nguyễn Du bất lực trước hòan cảnh, cho nên gọi đó là "Số Mệnh,” và nhà thơ đặt hy vọng vào sự sống còn của Cô Kiều, một tương lai văn hóa mà chúng ta gọi là "Đức Năng Thắng Số.”

Và vì thế, "Đức” không thể là một sự phản bội, lọc lừa, dối trá hay kém nhân bản, mà luôn luôn phải là việc theo đuổi sự thật, công lý và lòng trắc ẩn thương yêu nhân lọai.

Theo tôi, căn bản "giáo dục văn hóa” này là tiêu chuẩn và sứ mạng lớn nhất của người nghệ sĩ trong kiếp di dân.

(5) Tên vở kịch của Vũ Khắc Khoan nói về những con người bằng sáp dựng trong viện bảo tàng.

(6) Marons rụng đầy vườn Luxembourg, nơi trưng bày một số tượng danh nhân văn hóa và lịch sử của nước Pháp, tượng trưng cho văn hóa Tây Âu.


SẦU NỮ SĨ VI:

SUỐI NƯỚC MẮT LÚC NỬA ĐÊM: 
"Trăm năm vẫn tiếc căn nhà cổ”

Nước mắt chảy ra ti`nh đọng lại
Ướt cả linh hồn ta nhớ nhung
"Trăm năm vẫn tiếc căn nhà cổ"
Mãi mãi chờ ta giữa bụi hồng

Nước mắt chảy xuôi, đời chẻ ngược 
Có biết ai là tri kỷ không?
Nửa đêm, giọt lệ rơi thành suối
Ai đó, ngòai kia, có chạnh lòng?

DNN C2011


SẦU NỮ  SĨ  VII

KHÚC CHIÊU HỒN CHO GƯƠM MÊ LINH

Bầu ơi có biết bí là ai
Mà vẫn dây dưa lá rễ này (7)
Từ thuở Âu Cơ về với Lạc
Trăm cánh tung về tụ với mây

Trăm trứng không còn tụ với nhau
Rồng Tiên ngơ ngác hỏi vì sao
Khi Trương Chi sẽ thôi không hát
Mất Mỵ Nương rồi, tim để đâu?

Trăm họ không còn tốt với nhau
Tôi hỏi vì sao, Nữ Sĩ sầu? 
"
Gươm Mê Linh đó ai gìn giữ
Để khúc chiêu hồn ai xót đau
?"

DNN C 2010-2011

(7) "Bầu ơi thương lấy Bí cùng…”

Bảy bài thơ cho ba?y nga`y, có bảy lời ghi chú (footnotes)

***

No comments:

Post a Comment