ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Wednesday, October 31, 2012

WAVES OF THE RIVER -- SÓNG CỦA DÒNG SÔNG

POETRY Thơ:

Sóng vỗ bên bờ sông thanh thủy

Những vàng, những cát của quê xưa
Những giây mộng nhỏ' ngày xanh ấy
Ánh mắt nàng Dương lệ hững hờ

Anh nhớ chăng anh, thuở đợi chờ 
Nghìn thu hoang dã sóng tình xưa
Bên song thiếu nữ phơi cành liễu
Dưới ánh trăng ngà lộ tóc tơ

Tôi sẽ tang anh nhánh liễu này
Bài thơ ngày đó mộng tình say
Xin anh giữ lấy lời thơ ấy
Cho kiếp phong trần bớt đắng cay

Sóng của dòng sông, sóng của lòng
Bên sông mình kết bạn đồng song
Vì tình yêu chỉ là trôi nổi
Trong cõi quan hà, không, có, không

DNN copyright May 2009

Monday, October 29, 2012

DAVID A. WHEELER, Ph.D., GENETICS SCIENCES

CONTRIBUTORS' BIOGRAPHIES (Tiểu sử tác giả)

DAVID A. WHEELER, Ph.D., GENETICS

Dr. David A. Wheeler is an associate professor in Baylor College of Medicine's Human Genome Sequencing Center (HGSC).  He  joined the HBSC in 2001, where he guided the finishing of the D. melanogaster chromosome 3 and X genome sequence in 2002, followed by the human genome sequence, chromosomes 3, and 12, in 2003.

Currently, Dr. Wheeler is director of cancer genomics and assistant director of the HGSC. He leads the development of methods for discovery of genome variation in human and animal populations using DNA sequencing technologies with the goal of relating polymorphism to human disease.

Wheeler received his bachelor of science degrees in biochemistry and zoology from the University of Maryland and a master of science in biochemistry from the George Washington University. He earned his Ph.D. in genetics from the George Washington University, and conducted postdoctoral research in behavioral genetics at Brandeis University.


He successfully transferred the courtship song rhythm of D. simulans to D. melanogaster by creating transgenic melanogaster carrying the simulans gene. Through this effort, he became interested in the new field of bioinformatics. He joined the laboratory of Charles Lawrence in 1991 at Baylor College of Medicine, in order to develop computational tools for moloecular biology. He also directed the Molecular Biology Computation Resource at Baylor College of Medicine for 10 years before joining the HGSC.

Sunday, October 28, 2012

INTERNATIONAL BOOK AWARDS 2012

ANNOUNCEMENT Thông báo và sinh hoạt:




SUMMARY:  The following is an announcement based on information received from Amazon Publishing.  Mimi and Her Mirror, a literary novel written by Uyen Nicole Duong and published by AmazonEncore, has received the International Book Award for 2012, in the category of multicultural fiction.  A novella written by the same author, Postcards from Nam, also published by AmazonEncore, was selected as finalist in the same category.


THÔNG BÁO DỰA TRÊN TIN CỦA AMAZON

Cuốn tiểu thuyết Mimi and Her Mirror (Mimi và Tấm Gương Soi) của Uyên Nicole Dương (Dương Như Nguyện) viết bằng tiếng Anh, do Amazon Encore, thuộc công ty Amazon Corporation, xuất bản, vừa đoạt giải nhất trong cuộc thi giải thưởng sách quốc tế 2012 (International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Hàng chục ngàn tác phẩm Anh ngữ, đủ loại, từ khắp nơi trên thế giới, tiểu thuyết cũng như nghị luận, đã dự thi giải thưởng này. Một số các tác phẩm đoạt giải được xuất bản bởi các nhà xuất bản truyền thống hoặc kỳ cựu của Mỹ như Turner Publishing, Harper-Collins, Penguin Portfolio, AmazonEncore.



Cuốn truyện Postcards From Nam cũng của tác giả Uyên Nicole Dương, do Amazon Encore xuất bản (Lưu ý: Ấn bản tiếng Việt «Bưu Thiếp Của Nam» do giáo sư Đoàn Khoách Thanh Tâm dịch và Văn Mới xuất bản năm 2009), chiếm hạng nhì (finalist), trong cùng phân loại tiểu thuyết đa văn hoá. Vậy là một nhà văn Việt Nam đã chiếm hai giải trong giải thưởng International Book Awards năm 2012.

Hai tác phẩm được chọn cho giải thưởng này nằm trong bộ ba tiểu thuyết (trilogy) của Dương Như Nguyện (bút hiệu Uyen Nicole Dương cho các tác phẩm tiếng Anh) do Amazon Encore xuất bản. Bộ ba tiểu thuyết này mô tả thảm cảnh cũng như đời sống của người di dân gốc Việt sau 1975, trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam chấm dứt với sự sụp đổ của Sàigòn.

Amazon Corporation đã quyết định đem 2 cuốn sách của Dương Như Nguyện vào dự thi giải thưởng này. Việc AmazonEncore tham gia dự thi xảy ra trong thời gian tác giả đang phục vụ chương trình Học Giả Fulbright ở ngọai quốc qua sự bảo trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vì thế chính tác giả cũng không biết là tác phẩm của mình đã đoạt giải, cho đến nhiều tháng sau, khi bà đã kết thúc chương trình Fulbright và quay trở lại Mỹ.

Độc giả có thể tìm bản dịch bằng cách liên lạc với :
Hương Thanh
 riverhuong2005@yahoo.com


LỜI BÌNH

« ‘Mimi và Tấm Gương Soi’ là một cuốn tiểu thuyết trường thiên táo bạo và vô cùng mạnh mẽ, viết bởi một nhà văn có tài, đem đến tiếng nói cho một trong những cộng đồng di dân thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đây là một cuốn sách nên đọc. Tôi thán phục kiến thức rất rộng của bà Dương, lòng can đảm, tri thức và khả năng của bà khi bà kết nạp hai bộ môn khác hẳn nhau : đó là văn chương và luật học… » Giáo sư đại học Florida State và nhà văn đoạt giải Pulitzer Robert Olen Butler (2010).

« Bà Wendy Dương viết văn với sự gợi cảm mong manh, làm cho độc giả phải sống dưới da các nhân vật. Truyện bà viết làm chúng ta phải suy nghĩ lại về những thế lực mường tượng đã tạo nên lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. » Nhà văn và Ký giả June Cross, Giáo Sư Thực thụ Ngành Báo Chí Đại Học Columbia, Chủ Nhiệm Truyền Hình được Giải Emmy và tác giả cuốn Secret Daughter (Nhà Xuất Bản Penguin).
«Postcards from Nam" là một cuốn tiểu thuyết ngắn đúng nghĩa khi chúng ta đếm chữ. Tuy thế, tác phẩm này kể lại những mẫu chuyện trường thiên về kinh nghiệm Việt Nam…những kinh nghiệm phức tạp nhất của con người, trải dài cả một thế kỷ» Trích Postcards from Nam, lời bàn của một độc giả, G.B.A. Nash 2009 (AmazonEncore 2011).

«Trong một tập thể như tập thể người Việt hải ngoại, ngày nào còn có một người – dù chỉ một người thôi - vẫn cưu mang và bảo trì một số giá trị, thì nguồn mạch tinh thần và di sản văn hóa vẫn còn có hy vọng vươn lên.
...Nếu tôi nhớ không lầm thì nhà văn lớn cua Pháp, Chateaubriand, đâu đó, có nói đến quá trình sáng tạo trong hoàn cảnh như thế qua hình ảnh những miểng vụn của một lọ hoa bị bể nát. Theo ông, chỉ cần một bụm đất và một luồng ánh sáng là đủ làm cho những mảnh vụn đâm chồi. Nhà văn Albert Camus thì nói đến mạch sống của những hạt giống bị vùi dưới băng tuyết suốt cả mùa Đông ở một vùng Bắc Phi hẻo lánh. Chỉ một đêm thôi, khi đất trời trở mình, sáng ra, xuất hiện cả một thung lũng đầy hoa nở rộ. Quá trình sáng tác và dịch thuật tác phẩm «Bưu Thiếp của Nam» hiển nhiên là một cống hiến cho tương lai trong cái nghĩa đó. »
Trích Trần Văn Tòng, "Vài cảm nghĩ về Bưu Thiếp Của Nam" (Văn Mới 2009). 



«Tôi có con gái sống ở Bangkok trong 5 năm và làm việc với người ty ̣ nạn. Tôi thấy kiến thức về người tỵ nạn Việt Nam trong cuốn sách này thật soi sáng và hữu ích. Văn phong biến ảo của Uyên Nicole Duong biến tất cả những kinh nghiệm này trở thành thực tế cho độc giả, trở thành chiếc cầu gắn liền hai thế hệ.…»  Một độc giả của Amazon.com online (July 2012)

Tri'ch tu` Literary R&R:

http://literaryrr.blogspot.com/2011/10/review-postcards-from-nam-by-uyen.html
"Any book that helps a child to form a habit of reading, to make reading one of his deep and continuing needs, is good for him." - Maya Angelou


WEDNESDAY, OCTOBER 5, 2011
Review: Postcards from Nam by Uyen Nicole Duong
ISBN #: 978-1612180182
Page Count: 114
Copyright: 2011

Book Summary:
(Taken from Amazon)
Mimi is a successful young Vietnamese immigrant practicing law in Washington, D.C. when the postcards begin to arrive. Postmarked from Thailand, each hand-drawn card is beautifully rendered and signed simply "Nam." Mimi doesn't recognize the name, but Nam obviously knows her well, spurring her to launch what will become a decade-long quest to find him. As her search progresses, long-repressed memories begin to bubble to the surface: her childhood in 1970s Vietnam in a small alley in pre-Communist Saigon. Back then, Nam was her best friend, a gifted artist who dreamed of someday sending his work around the globe. But when the children were separated by war, their lives diverged onto different paths: one to freedom and opportunity, the other to tragedy and pain. Now Mimi must uncover Nam's story from the ensuing years, including his harrowing escape by boat from his ravaged homeland. Throughout her search, she clings to the hope that, despite the distance between them, the friends can share solace in the artwork that has reunited them.

Charlene's Review:
As an introduction/dedication, Uyen Nicole Duong begins "Postcards from Nam" with these words:


"Although this novella is fictitious, the idea that started this novella comes from a real-life story. Dead at sea or living outside of Vietnam in memory of their past, those Vietnamese Boat People who once knew me as a young girl in Vietnam will always remain the impetus for my writing."

A third in a series of stories, it stands well on its own. So begins the story of Mimi, a refugee of the American airlift during the fall of Saigon. Now a successful lawyer, Mimi has moved on from that part of her life, but as her theory states, 'We never completely forget. We just bandage ourselves.' A series of postcards from the mysterious "Nam" starts to uncover all those old memories. At first, with the bandage firmly in place, Mimi cannot recall who this mysterious writer could be, but after several postcards show up with personal comments to the girl she used to be, Mimi recalls her childhood neighbor, the "pretty boy," and the memories associated that begged her to forget. Eventually, Mimi embarks on a mission to find the man who pens such beautiful words and disturbing pictures.

In the journey, she encounters some ugly truths about what the Boat People had to endure, and what the always-loyal Nam has become. This may well have been the hardest review I have had to do. A child during the fall of Saigon, I do not remember much and as an American, always believed I was immune to that tragedy. Reading Postcards from Nam was haunting. I truly struggle to give this book its justice. There is a lyrical quality to the writing that belies the horror of the Vietnamese refugees. Uyen Nicole Duong writes a chilling story of past injustice, and the continuing healing of a people who fought to retain dignity in an abominable reality. It is also a love story, of sorts, but not in a traditional sense. Nam's devotion to Mimi (Mi Chau) is not lustful or simple, but a loyalty to what could have been, and the duty he felt, as a child, to protect her from what was happening around them.

Extremely powerful and achingly beautiful, Postcards from Nam is a testament to the human spirit's ability to survive and its need to persevere.
Posted by Avid Book Reader at 12:50 PM

Thursday, October 25, 2012

SORROW OF THE EXILED -- BUO^`N LY XỨ: HAI BA`I THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ CỦA DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

POETRY Thơ:
VỊNH NỮ NHÂN LY XỨ

Đất khách nên trâm đã biếng cài
Trái tim nhung nhớ gửi về ai?
Tiếc người quân tử thân vì nước
Giận kẻ tham tàn gây đắng cay
Nhánh liễu cong vai, vai nặng gánh
Cành mai trơ nụ, nụ tàn phai
Đêm khuya gác bút, trông về nguyệt
Ca hát cho qua một kiếp này



VỊNH NAM NHÂN LY XỨ

Đất khách mình ta mỏi dấu giày
Lòng quê nung nấu chẳng hề phai
Cớ sao ta sống đời vong quốc?
Vinh nhục đôi lần nợ trả vay
Đã trót mang thân, thân nặng gánh
Vốn lòng khinh bạc, bạc tỉ`nh say
Đêm khuya gác kiếm, nhìn tinh tú
Rượu uống cho qua một kiếp này

DNN copyright Fall 2012

STANDARDS FOR ASSESSING ETHNIC CREATIVE LITERATURE

ESSAYS Nghị luận biên khảo:

NOTE FROM THE EDITOR:  In this essay, DNN distinguishes ethnic literature from other types of literature that have won international recognition.  She explains why Shakespeare and other European writers (such as Guy De Maupassant, the king of short stories) have achieved international stature whereas  writers of languages other than English have not achieved such worldly status and popularity.  She discusses historical and geopolitical factors that may have accounted for international recognition of creative fiction other than its literary worth.  In the end, true literary value must be universal and must transcend cultures.  For Vietnamese poets, she concludes that there exists a traditional form of art that can push Vietnamese poetry above and beyond national and linguistic boundaries.  That form of art is the type of Vietnamese classical stage production called Ki.ch Tho) (poetic drama), which utilizes poetry for story-telling as the language of drama (analogous to the Shakespearean stage).  Because in the Vietnamese culture, poetry can be sung, she surmises that this type of dramatic art can also incorporate the musical theater.  She urges Vietnamese poets to pursue, rejuvenate, and internationalize this type of art, combining drama, poetry, music and dance to internationalize Vietnamese artistic creativity.        
***
THỬ BÀN VỀ VIỆC NHẬN ĐỊNH GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG
NGHỆ THUẬT TRONG THI CA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở
HẢI NGOẠI 
Duong Nhu Nguyen copyright 2003

Từ thi ca hoài cổ đến sự ra đời của rừng cây mới:

Bắt đầu bằng một sự gợi ý: 
Từ Guy de Maupassant cho đến Thạch Lam – 
Sự rung động trong lòng người đọc văn chương sáng tác

Ngay từ thuở còn bé, tôi đã xúc động khi đọc truyện ngắn của Guy De Maupassant (“GDM”). Câu chuyện đầu tiên tôi đọc là truyện một người phụ nữ mơ mộng, lấy chồng nghèo phải đi mượn một xâu chuỗi kim cương để dựmột dạ hội của giới thượng lưu. Xâu chuỗi ấy đã làm thay đổi cả đời nàng. Trảcái giá thượng lưu.

Từ đó, cho đến khi khôn lớn, tôi tìm đọc tác phẩm của GDM, và không bao giờ thất vọng. Trong kho tàng văn chương thế giới, ông được coi là “ông hoàng của truyện ngắn” (King of Short Stories).

Nhà văn Hoa Kỳ Edgar Alan Poe rất thán phục GDM. Đối với tôi, từng truyện ngắn lãng mạn của GDM, ngay cả những truyện siêu thực có tính chất ma quái, vẫn là từng bài thơ xuôi rộng lớn về cuộc đời và tâm hồn con người, mà những chuỗi ngọc về sự mô tả tình tiết và tâm trạng.

Tuy nhiên, mãi cho đến ngày tôi 30 tuổi, tôi vẫn không hiểu rõ tại sao mình thích văn của GDM.

Đọc văn ông, tôi rung động như đọc Gió Đầu Mùa của Thạch Lam. Thạch Lam là Việt Nam và GDM là người Pháp. Đem so sánh giữa hai ngườiđòi hỏi một sự thẩm định văn chương, nghệ thuật mà tôi không muốn làm, và chưa chắc đã đủ điều kiện để làm.

Vậy mà sự rung động trong tôi giống hệt nhau khi đọc văn của họ. Sự rung động đó từ đến từ đâu?

Sự rung động của độc giả chính là sự thành công của tác giả.


FROM ASHES, THE RISE OF A DREAM -- NUÔI MỘNG GIỮA ĐÁM TRO TÀN

POETRY  Thơ 

Như cánh quỳnh hoa mộng hướng dương

Tìm ai, tìm mãi một mùi hương
Ngó xuôi để thấy đời quay ngược
Ngó ngược ... không xuôi...cuộc hý trường

Tình lụy làm chi hỡi Tố Như?
Ba trăm năm trước lệ còn dư
Một thiên bạc mệnh, cung ai oán
Hai chữ tâm tài rõ thực hư

Bình bắc làm chi hỡi Nguyễn Vương?
Bốn mươi năm ngoại thử can trường
Ai Tư Vãn ấy, sầu muôn thuở
Gò Đống Đa này, mộng viễn phương

Tài tuấn làm chi hở họ Cao?
Tiếng thơm hậu thế có là bao
Ngòi bút văn phong tri Hán Đế
Để nước sông Hoàng cũng xiết đau

Ôi ngắn làm sao một kiếp người
Anh thư nào thấy ở trên đời
Ví như tráng sĩ hào quang kiếm
Chờ đấng minh quân rủ trướng mời

Em cứ tung tăng giữa kiếp người
Trái tim kỳ nữ trót đầy vơi
Hình như tráng sĩ vừa buông kiếm
Giữa đống tro tàn, viễn khách ơi !!!

Copyright DNN  1991, 2012

QUESTIONS FOR MYSELF -- TÔI HỎI TÔI

POETRY Thơ: 

Một cánh chim bay, một góc trời

Trần gian đôi phút đã tăm hơi
Mỹ nhân không thoát vòng kim cổ
Tài nữ không ngoài cuộc nổi trôi

Một cánh sao sa, một quãng đời
Dưới kia trái đất tỷ con người
Trên cao nhật nguyệt hai vầng tỏ
Phật Chúa đâu rồi? Tôi hỏi tôi...

DNN copyright Oct. 2012
"Out There in the Open Air"
DNN C2010
enamel on paper 

LIMBS AND LITERATI -- TAY, CHÂN, KẺ SĨ

POETRY Thơ: 
"Dang tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài"

Hồ Xuân Hương

***
Dang tay chẳng thấy trời đâu cả
Xoạc cẳng không đo được đất cằn
Tôi thẹn thân tôi không đảm lược
Cầm bằng khách trú để nương thân

Tay tôi vì vắng đường tơ ấy
Chân thiếu đôi hài của cổ nhân
Tay chân có khác chi cây cỏ
Ven bờ ruộng nước của người dân

Đúng ra tay phải là cây bút
Chân giữ vòng quay của tử sinh
Xin lấy tay chân làm cốt nhục
Bầu bí ? Rồng Tiên ? Một chữ tình

DNN copyright Fall 2012

MS. TAM'S MONA LISA SMILE AND THE VIETNAMESE WRITER -- Nhà văn Việt Nam & Nụ cười Mona Lisa của Cô Tấm: VISUAL POETRY Tranh thơ

FOUR SEASONS
copyright DNN 2010, 2012
enamel fingernail polish and markers on paper 
digital inverted 


Nhận định – Câu chuyện văn chương: 

TỪ BÁNH TRÔI NƯỚC ĐẾN RỪNG LAN:
 ĐI TÌM MONA LISA

Tiêu chuẩn nghiên cứu tiểu sử và phân tích thi văn được tiêu biểu qua vấn đề thơ Hồ Xuân Hương (HXH). Nhà thơ mang tư tưởng cách mạng xã hội và nữ quyền trong thời quân chủ? Nhân vật lịch sử HXH?  "Hiện tượng" HXH? Cái gì là thật sự của HXH? Cái gì đứng ngòai "thi phong" của người phụ nữ ấy? Cái gì có thể kiểm chứng bằng dữ kiện và suy luận dựa trên căn bản khoa học? Cái gì là "ý thích" và phỏng đóan chủ quan của người đọc, hoặc sự bóp méo, xuyên tạc, đánh lạc hướng – tất cả với mục đích gì? Đâu là sự thật?

Đây không phải là những bàn cãi cho vui gọi là "trà dư tửu hậu” trong trò chơi văn chương. Lịch sử và văn học sử là cốt lõi của sự trường tồn văn hóa và dân tộc, trong đó có cả vấn đề đạo đức sáng tác và nghiên cứu. Ngòai ra, trong trường hợp thơ HXH, còn có vấn đề phụ nữ và cải cách xã hội. Lịch sử và văn học sử như dòng nước không thể bị chặt đứt, cần gạch nối giữa xưa và nay.

Lấy thêm một trường hợp khác: Trái tim của Ỷ Lan Thái Phi - người phụ nữ có cơ hội giúp nước vì là vợ và mẹ của vua. Bà còn nổi danh lịch sử vì công đức Phật Giáo. Những giai thọai truyền khẩu cho rằng chính bà là đọan cuối của câu chuyện dân gian Tấm Cám:  trong đó bà là người chủ mưu buộc tội Dương Hòang Hậu và gây ra cái chết thảm khốc của nhiều phụ nữ trong cung cấm. Đâu là sự thật? Đâu là cái Tâm – Tấm Lòng Son -- của Ỷ Lan?