ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Sunday, February 10, 2013

PHENOMENON OR SYMBOLISM? DƯƠNG NHƯ NGUYỆN -- HIỆN TƯỢNG HAY BIỂU TƯỢNG QUA BUỔI ÐỌC SÁCH VÀ TRÌNH DIỄN NHẠC TẠI THƯ VIỆN KING, SAN JOSE, CA

EVENTS AND ANNOUNCEMENTS Thông báo và sinh hoạt:
SOURCE:  vietbang.com
Author Duong Nhu Nguyen
(Uyen Nicole Duong)

Featuring the English and Vietnamese versions of the novel
Daughters of the River Huong (Ravensyard 2005)

A musical and literary reading program
“Remembrance: Love, Life, Exile”
sponsored by the San Jose Public Library System

March 11, 2007, 2-4 p.m.
King Library, San Jose, CA

Program

INTRODUCTION OF WRITER (3-5 m)

MUSICAL PROGRAM (20 min):

♫ Come back to Sorrento (Vietnamese lyrics)

♫ L’amour est un Oiseau Rebel (Bizet) from the Opera Carmen (French lyrics)

♫ Tribute to Mozart:: Voi Que Sapete from the Opera “The Marriage of Figaro” (Italian lyrics, Vietnamese lyrics by UND)

♫ Wishing you Were Somehow Here Again (Weber) from the Musical Phantom of the Opera (English lyrics; Vietnamese lyrics by UND)

♫ Tren Ngon Tinh Sau (“Peak of Love’s Tristess”) (Tu Cong Phung, poetry by Du Tu Le), with prelude from Casta Diva (Bellini) from the Opera Norma)

LITERARY READING (15 m):
♪ Chapter 3 of Daughters of the River Huong (English & Vietnamese)
♪ Recueillement from Fleurs du Mal, Baudelaire (French)
♪ The poetic prose of Uyen Nicole Duong: Mot ngan le mot cach yeu em (One Thousand And One Ways To Love You) (Vietnamese)

SPEECH BY AUTHOR AND DIALOGUES WITH AUDIENCE (30 m)
♪ “From Queen Trung Trac to Lady Kieu: The Female Motif and A Question of National Identity”

FINALE -- TRIBUTE TO VIETNAMESE WOMEN AND THE RIVER HUONG WITH TRADITIONAL VIETNAMESE MUSIC (15 m)

♫ Solo Piano – Hon Vong Phu I (5 m)

♫ Hon Vong Phu II (“The Awaiting Wife”), with an introduction of 4 lines of classical Vietnamese poetry by Doan Thi Diem (5 m)

♫ Nuoc Non Ngan Dam Ra Di (“A Thousand-Mile Journey”), music by Pham Duy, with an introduction of 4 lines of Luc Bat poetry by Uyen Nicole Duong (5 m)

MEETING AUTHOR AT RECEPTION AND BOOK SIGNING (30-35 m).

REPORTS OF EVENTS Tường thuật:  
DƯƠNG NHƯ NGUYỆN - HIỆN TƯỢNG HAY BIỂU TƯỢNG QUA BUỔI ÐỌCSÁCH VÀ TRÌNH DIỄN NHẠC TẠI THƯ VIỆN KING, SAN JOSE, NGÀY 11 – 3 - 2007 - VIỆT BẰNG
Mặc dầu Ban Tổ chức chỉ gửi giấy mời một số khán giả nhưng số người đến hội trường khá đông, khoảng hơn 100, chiếm hết tất cả số ghế của phòng họp.

Trong số tham dự có nhiều văn nghệ sĩ vùng Vịnh - NV Nguyễn Xuân Hoàng, NV Diệu Tần, NV Lâm Văn Sang, NV Ðỗ Quang Trình, NT Diên Nghị, NT Việt Bằng, NT Kim Vũ, NV Lê Quý Thụ, NS Lê Quốc Tấn, NS Vũ Ðức Nghiêm, BS Nguyễn Thượng Vũ, GS Nguyễn Khoa Thái Anh Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, LS Nguyễn Hữu Liêm, DS Luu Văn Vịnh, một số cựu học sinh Trưng Vương, Chu Văn An, một số khán giả Mỹ và một số’ sinh viên học sinh thế hệ.thứ hai, thứ ba, v.v...

Lời mở đầu của tác giả: sự đa dạng của tiềm năng phụ nữ Việt Nam: Mở đầu chương trình NV Dương Như Nguyện cho biết chương trình sẽ song ngữ, mặc dù không bắt buộc phải trình diễn âm nhạc trong chương trình đợc sách, cô đã chọn phương thức “voice recital” nới lên tính cách đa dạng của phụ nữ Việt Nam và đặc thù`”đa dạng” của những công việc người phụ nữ Việt Nam đã phải cáng đáng. Cô cho biết nếu có một mục đích cho sự có mặt của cô trong ngày trình diễn: đó là để nói lên tính “đa dạng”của những vai trò cô đã phải đảm nhiệm…Trước khi bay qua SJ, cô đã thức suốt đêm để sửa soạn thuyết trình vế “artificial intelligence” (thông minh nhân tạo) là một đề tài không văn nghệ chút nảo, kh6ng liên quan gì đến văn chương sáng tạo hay âm nhạc…Cô muốn dem sự tương phản của những vai trò này đến với khán giả San Jose đã có lòng ưu ái đến xem cô trình diễn.

Voice recital: Phần trình diễn âm nhạc quốc tế và nhạc Việt theo thể điệu bán cổ điển: Sau đó, cô mở đầu chương trình bằng “voice recital” -- trình bầy một số bản Nhạc Cổ Ðiển Tây Phương - Mozart, Bizet, Weber, lời Anh, Pháp và Việt. Phần cuối của ‘voice recital” là nhạc phẩm mà khán giả cảm thấy rất quen thuộc, Trên Ngọn Tình Sầu, Nhạc Từ Công Phụng phổ thơ Du Tử Lê, để vinh danh sáng tác Việt Nam đứng bên cạnh kho tàng âm nhạc của thế giới. Cô dịch tên bản này là “Peak of Love’s Tristess,” trên tờ chương trình phát cho khán giả. Một điểm đặc biệt chưa từng ai làm là điều sau đây: Cô hát Trên Ngọn Tình Sầu theo thể bán cổ điển” bằng giọng nữ cao vừa (mezzo-soprano) (điều này đã có Từ Dung, vợ của Từ Công Phụng, làm ở Việt Nam rồi), nhưng thêm vào đó, DNN lại “giáo đầu” bản nhac Việt Nam này (prelude) bằng một vài dòng ngân nga theo kiểu a capella (“hát không nhạc đệm”), trích từ nhạc kịch của Vincenzo Bellini, một nhạc sĩ/soạn giả cổ điển thuộc trường phái Bel Canto cửa Ý Ðại Lợi – như thế cô đã đặt Từ Công Phụng và Du Tử Lê bên cạnh một soạn giả viết “melody” lừng danh quốc tế như Bellini (tài nghệ viết melody của Bellini đã từng được Chopin ca tựng), điều này cho thấy dưới mắt cô và trong tâm hồn cô, cái đẹp của nhạc Từ Công Phụng/thơ Du Tử Lê, đã trở thành quốc tế. Cô cắt nghĩa sự tương phản về ý nghĩa giữa hai bản nhạc này: Trên Ngọn Tình Sầu có thể nói về tình yêu đôi lứa, trong khi nhạc của Bellini nói về tình yêu rộng lớn hơn – tình yêu nhân loại và tổ quốc trong lòng một phụ nữ đã được thánh hớa – đó là nhân vật Norma của Bellini, một nhân vật phụ nữ đã phải chịu đựng sự giằng xé nội tâm của nợ nước và tình nhà (một phần nào tương tự như tâm trạng bà Trưng Trắc trong huyền sử về Thi Sách) sau đó trong phần thuyết trình, DNN lại nói về biểu tượng bà Trung Trắc…(Ðiều này làm tôi (người viết bài tường thuật) nghĩ ngợi rất nhiều về dụng ý của người trình diễn…) 
Một bản nhạc quốc tế cô trình diễn là bản tình ca trong nhạc kịch Carmen, cô hát bằng tiếng Pháp, nhưng lại phát âm chữ “R” theo lối tiếng Ý. Cô giải thích cho khán giả hiểu đây là thông lệ của giới ca hát cổ điển, và chính người Pháp (nổi tiếng là ái quốc cực đoan) đã hy sinh ngôn ngữ của mình để bảo vệ truyền thống “thanh nhạc” của người Ý, ông tổ của ngành “thanh nhạc” quốc tế. Tôi tự hỏi, có phải chăng DNN muốn cổ võ cho một đường hướng ca hát mới cho nhạc Việt Nam – rằng các ca sĩ VN không nến ngần ngại nếu phải hy sinh một phần thổ âm tiếng Việt và cách phát âm lời Việt, để đi theo nghệ thuật “thanh nhạc” thế giới, như người Pháp đã làm?

Trong một bản nhạc của Mozart ca tụng thiên tài thế giới này, một lần nữa, cô phỏng dịch lời Ý bằng cách viết lời VN và hát lời Việt vào nhạc Mozart một cách rất trơn tru, dù rằng bản nhạc của Mozart mang rất nhiều nốt kép (trills), trong khi tiếng Việt là thổ âm đơn (monosyllabic). Nếu ai hiểu âm nhạc và ngôn ngữ học, nhất là về tonal language (ngôn ngữ có dấu, như tiếng Việt) chắc sẽ ngạc nhiên hứng thú với việc làm của DNN:

Ôi người đẹp cửa lòng, tôi nguyện dâng em trái tim
Người tôi yêu dấu muôn đời, tôi xin tôn vinh

Xin hãy nhắc cho tôi nhớ rằng yêu là dau khổ
Xin hãy nhắc cho tôi nhớ rằng yêu là đem cho trái tim

.
Tưởng cững nên nói lên điều sau đây: cuốn tiểu thuyết “Con Gấi của Sông Hương” của DNN, nội dung nòng cốt của chương trình March 11 tại thư viện King, nói về nguồn cội, phụ nữ Việt Nam, nhưng đồng thời bức tranh nguồn cội ấy được vẽ lên nền (fonde/backdrop) là nhạc classique Tây Phương. Ðộc giả xem cuốn tiểu thuyết sẽ thấy rất rõ điều này – nhà văn dùng nhạc cổ điển Tây Phương làm biểu tượng “motif” cho cốt truyện, đồng thời lại nhắc nhở đến điệu Nam Ai, Nam Binh của tiếng hò cô lái đò trên sông Hương -- nhạc cổ truyền miền Trung trở thành một phần của biểu tượng thẩm mỹ, bên cạnh nhạc cổ điển Tây Phương, trong cuốn tiểu thuyết của cô…Ở phần voice recital cho chương trình San Jose cũng thế – cô hát nhạc dân tộc mang âm hưởng miền Trung qua bản Nước Non Ngàn Dặm Ra Ði (NNNDRD) sau khi đã trình diễn nhạc cổ điển và những bản nhạc mang âm hưởng cổ điển. Vầ vì thế, người viết bài tường thuật cho rằng phương thức “voice recital” pha trộn với phần đọc sách của nhà văn DNN phải chăng cũng là một dụng ý?

Ngoài NNNDRD, cô còn hát thêm một bài trong trường ca Hòn Vọng Phu để kết thúc chương trình voice recital. Người tường thuật thấy rõ rằng DNN (người ca sĩ) có dụng ý muốn phổ biến nhạc Việt trong lòng người Mỹ, vì cô đã phỏng dịch lời ca Hòn Vọng Phu thành tiếng Anh (đúng ra cô viết lời tiếng Anh theo ý bài hát tiếng Việt) và cô đã hát một đọan ngắn, như sau (theo website yêu cầu, tác giả đã gửi nguyên bản như sau):

A hundred years since then have passed
A hundred sounds echoed memory
The wind afar has cast
Her soul into eternity

So the legend goes
The tale of her sorrow
Her tears go on to flow
Into the sea below


Người tường thuật vô cùng ngạc nhiên với tính “đa dạng” của người phụ nữ này. Theo tôi, lời hát tiếng Anh cho Hồn Vọng Phu “thoát”, và là một việc chưa ai làm. Bác sĩ Nguyễn Thượng Vữ, một nhân sĩ trong vùng Vịnh Bắc Cali, hình như cũng tỏ lòng yêu thích lời tiếng Anh mà DNN viết cho nhạc Lê Thương NVP. Ðem điệu nhạc «ngũ~ cung » của Hòn Vọng Phu (pentatonic scale) vào tiếng Anh không phải là chuyện dễ !!!

Trong phần trình diễn nhạc Broadway của Hoa Kỳ, cô chọn và giải thích bản “Mong Mỏi Sao Anh Có Mặt” của danh tài âm nhạc hiện đại Andrew Lloyd Weber (người Anh), nói về tình yêu đôi lứa giữa hai cá nhân chênh lệch tuổi tác, đến với nhau vì sân khấu và âm nhạc, do chính cô dịch lời Việt, hình như thích hợp với đề tài bài thơ xuôi tác giả muốn đọc, nói về tình yêu, “Một Ngàn Lẻ Một Cách Yêu Em…” Tuy nhiên đáng tiếc, vì lý do kỹ thuật, cô đã không đọc bài thơ này… Website Viêt Bằng có nhã ý đăng tải bài thơ ở đây, sau khi đã yêu cầu cô gửi đến ban biên tập. Ðây là một bài thơ mà theo cô, chưa hề xuất bản bao giờ dưới bất cứ hình thức nào. Website này có quyền đăng tải độc nhất qua dạng mạng lưới (internet exclusive).

Xin nói thêm về tờ chương trình (program) được phát cho khán giả, trong đó DNN kê khai rõ rệt tên và nguồn gốc từng bản nhạc, bản nào là nhạc kịch cổ điển, bản nào là sân khấu hiện đại, và bản nào là nhạc Việt Nam đem để cạnh nhạc classique lừng danh thế giới, không thể gọi là nhạc kịch, vì Việt Nam không có nhạc kịch (ngoại trừ đôi ba vở “nhạc kịch” rất phôi thai của Hoàng Thi Thơ – Việt Nam chỉ có kịch thơ – trong một bài nhận định văn học (có đăng tải ở website), DNN đã khẳng định dưới con mắt cô nhin, kịch thơ VN là một hình thức nhạc kịch. Khán giả chú tâm theo dõi chương trình SJ March 11 không thể nào có sự nhầm lẫn về các loại nhạc, hoặc chủ ý của người trình diễn, nếu đọc tờ chương trình và suy nghĩ chín chắn và đứng đắn. Ðó là mục đích của tờ chương trình theo đứng phương thức recital.

Thêm vào đó, thư viện giới thiệu tiểu sử tác giả, dùng tên chính thức của cô ở Mỹ là Wendy Duong. Ðộc giả theo dõi sinh hoạt của cô qua các tác phẩm và tài liệu phổ biến trên mạng lưới sẽ hiểu rõ Wendy Duong chính là DNN, còn viết dưới bút hiệu Uyen Nicole Duong -- một lần nữa, tính đa dạng của một phụ nữ Việt Nam cưu mang nhiều đường hướng…Ðiều này làm người tường thuật cảm thấy bâng khuâng với câu hỏi: tại sao một con người cớ thể gồng gánh nhiều việc như vậy? Ðây có phải là tiếng than u hoài của người nghệ si bị bó buộc bởi hoàn cảnh phải cưu mang làm việc vừa sinh nhai để “được độc lập tài chính” (lời của DNN nói ở một dịp khác), lại vừa đi tìm cái đẹp trong đời sống theo thôi thúc sáng tạo (một lần nữa, tôi nhớ đến biểu tượng Thúy Kiều và biểu tượng Trưng Trắc mà nhà văn nói đến – một bên là sự "đa mang” “đa diện” cùa Nàng Kiều giả tưởng (cầm, kỳ, thi, họa kỹ nữ, kỳ nữ,tỳ nữ, sư nữ, hiếu tử, nghệ sĩ, etc.); một bên là sự đa mang, đa diện của Bà Trưng lịch sử – nợ nước thù nhà, người yêu nước, con gái Lạc Hầu Lạc Tướng, nguời chị gái, người góa phụ, trên đôi vai thanh lịch của nữ nhân gồng gánh cả một quốc gia và sự sống còn của dân tộc?

Phần Ðọc Sách (Literary Reading): Trong phần Giới thiệu tác phẩm, tác giả giải thích nhan đề cuốn truyện “Con Gái Của Sông Hương” thay vì Con Gái Sông Hương, chữ “của” có thế làm nặng nề hơn nhưng lại mang tính chất huyết thống (geneology) của người con gái hoàng tộc sinh trưởng tại Huế. Sự lựa chọn này dến từ ý kiến của thân mẫu tác giả.

artwork:  Woman of the River Huong

Vì tiểu thuyết “Sông Hương” dựa trên biểu tượng thơ Baudelaire, nhà văn đọc vài hàng từ “Hoa Tội Lỗi” (Fleurs du Mal) của thi hào nước Pháp, trước khi đợc một đọan văn trong tiểu thuyết nói về ký ức của một phụ nữ Việt Nam về dòng thơ Baudelaire – Có giải thích tương quan giữa tiểu thuyết của mình với tâm tình Baudelaire. Cô chọn đọc những câu từ L’invitation au Voyage và Receuillement – cả hai bài đều được trích dẫn bởi nhân vật nữ trong tiểu thuyết “Sông Hương.” Nhà văn pha trò - giọng đọc tiếng Pháp của cô là tiếng Pháp của Người Mỹ gốc Việt đã sinh sống trên đất Mỹ hơn ba thập niên, không còn nói được tiếng Pháp trôi chảy!

Tiếp theo tiết mục chính của chương trình – phần thuyết trình luận đề. Theo tờ chương trình, bài thuyết trình sẽ được trình bầy bằng tiếng Anh, “From Lady Kieu To Queen Trung Trac – The Female Motif and National Identity” (tạm dịch là Từ Nàng Kiều Ðến Trưng Vương: Biểu Tượng Phự Nữ và Bản Ngã Dân Tộc.” (Xin lưu ý, DNN là cựu nữ sinh TV). Tuy chương trình khẳng định bài thuyết trình bằng tiếng Anh, tác giả đã xin ý kiến của khán giả, và theo lời yêu cầu của đám đông, cô đã nói trực tiếp bằng tiếng Việt.

Ðể mở đầu bài thuyết trình, tác giả đặt vấn đề biểu tượng phụ nữ Female Motif, trong văn chương và lịch sử Việt Nam. Sau đó, cô nêu lên một vài điểm như sau:

-- Thúy Kiều trở thành một biểu tượng văn hóa / cultural motif, tiêu biểu cho việc đi tìm thẩm mỹ trong cuộc đời qua đặc tính dân tộc Việt Nam, cộng thêm ý nghĩa phấn đấu trước nghịch cảnh, nới lên sự trường tồn của dân tộc Việt - dân tộc bị kìm kẹp, bị đem ra làm con vật hy sinh chẳng khác chi thân phận bọt bèo của người kỹ nữ tài hoa TK, cộng thêm nữa triết thuyết hài hòa với định mệnh phù hợp với quan niệm tài mệnh tương đố, nói lên tâm linh chung của dân tộc Việt Nam. Do đó việc nàng Kiều là người Việt hay Hoa (DNN nhấn mạnh điều này) không còn quan trọng; cái quan trọng là trong tinh thần TK có tinh thần độc đáo của dân tộc Việt Nam qua tâm tư Nguyễn Du, rất đặc thù và rất nhân bản (humanism). Và vì thế v/d Thúy Kiều là nhân vật giả tưởng không còn quan hệ khi chỗ đứng của TK đã trở thành chỗ đứng của nhà trí thức và nhà sáng tạo Việt Nam - Nguyễn Du.

- Nguyễn Du, người Việt dầu tiên có tên trong Tự Ðiển Văn Chương Thế Giới - Merriam Webster xuất bản, đã biến Thúy Kiều thành một biểu tượng văn chương bác học sáng tạo độc nhất vô nhị của tiếng Việt trong lòng văn hóa dân tộc (cô đem tài liệu này đến cho khán giả dưới hình thức “handout.”)

- Bà Trưng không những là một biểu tượng phụ nữ , hay biểu tượng lịch sử, mà còn là một biểu tượng dựng nước / nation-building. (Người tường thuật tự hỏi tại sao DNN lại dặt vấn đề biểu tượng dựng nước (nation-building) trong thời điểm này?)

Nói tóm lai, Truyện Kiều là tinh hoa của Tiếng Việt và nhân vật Thúy Kiều là biểu tượng văn chương sáng tạo dùng hình ảnh phụ nữ, cũng như Bà Trưng, là biểu tượng lịch sử/biểu tượng quá trình và tiến trình dựng nước, mà trong đó hình ảnh nguời phụ nữ đã được “thánh hớa.”

Ðiểm cần lưu ý - tác giả nhắc đến câu nói của Phạm Quỳnh "Truyện Kiều còn, nước ta còn", để đặt lại tính nhất quán của văn chương sáng tao và hình ảnh phụ nữ ("Tiếng Việt còn, nước ta còn"). Tuy nhiên, DNN lại hỏi tiếp (đặt câu hỏi cho khán giả), tại sao không nói “Bà Trưng còn thì Nước Ta còn”)? (Cô còn dí dỏm yêu cầu khán giả so sánh biểu tượng phụ nữ Thúy Kiều và Bà Trưng – tại sao cả hai đều tự tử, mà Nguyễn Du để cho TK được sống, trong khi Bà Trưng đã….”đi luôn” (chữ dùng của DNN)????

Chỉ có hai vị giơ tay trả lời câu hỏi của thuyết trình viên, trước tiên là GS Nguyễn Khoa Thái Anh và sau đó là Nhà Văn Ðỗ Quang Trình. GS Thái Anh phê bình tác giả đã dặt câu hỏi cắc cớ, vì cô Kiều (giả tưởng) không thể đem đặt với Bà Trưng (nhân vật có thật).

NV Ðỗ Quang Trình tiếp lời, nêu điểm sau đây và trả lời rất chính xác câu hỏi của thuyết trình viên : Câu nói “Bà Trưng còn, Nước Ta cờn” đã được nói lên bởi hành động của toàn dân Giao Chỉ, qua sự tích Mã Viện “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt,” chứ không cần chờ đợi đến Phạm Quỳnh cả hai ngàn năm sau, như trường hợp của Truyện Kiều (nhân đây, người viết bài tường thuật này cũng khai triển thêm câu nói của Phạm Quỳnh cũng chỉ là sự xác nhận tính trường tồn của Truyện Kiều trong lòng dân tộc mà thôi, chứ không phải là một câu nói hiểu theo nghĩa đen như nhiều người đã hiểu !).

DNN công nhận Nhà Văn ÐQT đã nói “trúng phóc” ý của cô…Giao Chỉ không bị diệt, mà chính cột đồng Mã Viện đã bị diệt (lấp mất) bởi biểu tượng bà Trung trong lờng dân Giao Chỉ. Biểu tượng Bà Trưng, biểu tượng dựng nước – đã trở thành bất tử, Bà Trưng không…đi luôn (chữ dùng dí dỏm của DNN) mà đi vào lòng dân tộc!!! (người tường thuật tự hỏi, trong hoàn cảnh hiện nay, các bậc mày râu, hậu duệ của dân Giao Chỉ đã làm gì cho truyền thống dựng nước mà bà Trưng đã tạo nên sau khi bà đi vào lòng dân tộc???)

Trước khi ra về, tác giả có nhã ý tặng khán giả San Jose bài thơ mới làm – “Một Ngàn Lẻ Một Cách Yêu Em / One Thousand And One Ways To Love You, nhưng lại vô ý quên mang theo. (đây là khuyết điểm của sự “đa năng, đa hiệu, đa dạng” của một con người làm nhiều việc cùng một lúc????) Cô hứa bài thơ này sẽ đến với khán giả trong một ngày rất gần, qua phương tiện truyền thông như báo chí và website. (Cô lại nói thêm rất mơ hồ, rằng đây là lần đấu tiên cô làm một bài thơ xuôi mô tả cuộc tình giữa hai người đã…lớn tuổi, cùng một văn hóa) (????). Thế là thế nào?

Chỉ còn một cách độc nhất để tìm hiểu: Website Việt Bằng sẽ giúp cô thực hiện lời hứa ấy. Theo yêu cầu, DNN đã gửi đến website bài thơ xuôi của cô. Xin quý vi “click” con chuột để đọc bài thơ này, nếu muốn tìm hiểu DNN nghĩ sao về tình yêu đôi lứa? Thế nào là “Một Ngàn Lẻ Một Cách Yêu Em”?

Tưởng cững nên nhắc thêm là suốt phần ca hát, cô nhìn bản nhạc, mang kính…lão, chứ không trình diễn lộng lẫy kiểu ca sĩ…Ý Lan…Cô xin lỗi khán giả vì không đủ thì giờ luyện tập, nhất là những bài nhạc classique rất khó hát mà ngay cả các nghệ sĩ Bel Canto chuyên nghiệp cùa sân khấu cũng phải e ngại như nhạc Mozart, nhạc Bizet, nhạc Bellini (“đúng ra tôi không nên hát bài này,” - - cô nói. Như thế, cô đã làm một chuyện…liều lĩnh vì lòng yêu nhạc???)…Trong phần giới thiệu lúc đầu chương trình, cô xin khán giả nhìn cô như một “singing lawyer” yêu thanh nhạc, chứ đừng nhìn cô như một “lawyering singer” chuyên nghiệp ca hát. Lời nói dí dỏm này của DNN làm nguời viết bài liên tưởng đến hai câu trong Kiều:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu?

Người viết hơi “bực minh” rằng cô đã phải rời phòng họp để…thay áo cho thích hợp với từng bài hát, tuy nhiên phải khen cô thay áo với kỷ lục “thay trang phục cấp tốc.” Hát nhạc cổ điển, cô mặc áo đầm soirée dài đến chân. Nói chuyện với khán giả cô mặc áo dài…hở cổ còn hơn áo..Bà Nhu. Hát Nước Non Ngàn Dặm Ra Ði cô đội khăn vành Huế như Huyền Trân Công Chúa, mà hát HVP cô mặc áo tứ thân, vấn khăn nhung. Trang phục là căn bản của nghệ thuật trình diễn -- theo tiểu sử, DNN học nghệ thuật trình diễn. (Nếu ai thich chê bai đàn bà sẽ cho rằng DNN thay áo vì “điệu” là cá tính của phụ nữ…) Tuởng cũng nên nhắc thêm, trước ngày “trình làng”ở SJ, cô đã thức suốt đêm sửa soạn thuyết trình về “Thông Minh Nhân Tạo,” một ngành khoa hoc của thế giới đàn ông…Cũng chính phụ nữ DNN đã đem dặt hình ảnh một kỹ nữ tài mệnh tương đố (Nàng Kiều) bên cạnh hình ảnh “thánh hóa” của Trưng Vương dựng nuớc…rồi kết luận trong biểu tượng dựng nước, tinh thần bà Trưng (hiện tượng trầm mình để giữ thanh danh, vừa giống, vừa khác khái niệm diễn tả thân phận phụ nữ nôm na qua hình ảnh bánh trôi nước cửa Hồ Xuân Hương???) -- sự trầm mình của biểu tượng Bà Trưng đã diệt luôn cái “cột đồng" của Mã Viện…

Người viết bài tường thuật tự hỏi - nếu là đàn ông, chắc DNN cũng vẫn thay áo lính thú để hát Trấn Thủ Lưu Ðồn, hoặc khăn áo cánh chuồn nếu ngâm văn chương Nguyễn Trãi, và cũng tự hỏi thêm, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, mà con người “đa dạng” “đa đoan” DNN dã đem đến cho khán giả của cô bao nhiêu là ẩn ý và biểu tượng. Qua ba lần thay áo, có biểu tượng nới lên bằng ngôn ngữ, có biểu tượng cô không hề nói ra bằng ngôn ngữ vì thời gian có hạn? Hiện tượng thay áo 3 lần, từ Tây qua Ðông, từ Bắc vào Trung, của một phụ nữ hiện đại, làm hai nghề tương phản nhau (luật học và văn chương) đứng trước công chúng “one woman’s show” ở một phòng họp khiêm nhường (trong ý nghĩa thư viện không phải là một sân khấu chuyên nghiệp để cho cô có phương tiện thay y trang hay hát theo đúng quy tắc sân khấu), cô lại vừa diễn thuyết, vừa ca hát nhạc classique, là biểu tượng gì đây?

Kết luận. Tuy nhiên, nói rằng chương trình là “one-woman’s show” cũng không đúng, vì trước khi chấm dứt, DNN cảm ơn thư viện SJ và tuyên dương người nhạc sĩ dương cầm trẻ tuổi - Daniel Ong, một con người cững “đa dạng” không kém – Theo DNN, anh Daniel có bằng cao học về âm nhạc, môn trình tấu dương cầm (concert pianist) và là nhân viên của thư viện SJ đảm nhận chương trình đọc sách cho cộng đồng Người Việt Thư viện SJ. Qúy vị hảo tâm cho thư việ.n ngân quỹ, và Daniel Ong là “partners in crime” của DNN.

Nhiều khán giả muốn tác giả ký sách, trước khi chia tay trong sự lưu luyến lúc ra về.

Ðặc Biệt chương trình bắt đầu tương đối đúng giờ (khác với hiện trạng “giờ cao su” của cộng đồng VN) và cũng chấm dứt đúng giờ…Diễn giả nhận được cảm tình hậu hĩnh của giới chức Hoa Kỳ trong ban ngân quỹ đài thọ đã có mặt suồt chương trình, ngồi ngay ở hàng ghế đầu.

    VIỆT BẰNG
---------------------------
GHI CHÚ:
1, NV Dương Như Nguyện, hình 1,13,15,16,17
2. NS Lê Quốc Tấn.
3. Một số độc giả Mỹ ngồi 2 hàng ghế đầu
4. NV Dương Như Nguyện, NT Việt Bằng và 2 độc giả
5. NV Diệu Tần
6. NV Kim Vũ
7. NV Nguyễn Xuân Hoàng
8. Từ trái TS Nguyễn Thanh Binh, NT Việt Bằng, NV Dương Như Nguyện
9. Từ trái, Hàng ghế 2: NS Lê Quốc Tấn, NT Việt Bằng.
10. NT Việt Bằng, NV Dương Như Nguyện.
11. & 12 Toàn cành Hội trường.
14. NV Dương Như Nguyện và nhạc sĩ đệm piano Daniel Ong của SJSU.
18. Bìa tác phẩm Con Gái của Sông Hương
19. Bìa tác phẩm Chín Chữ Của Nàng. của NV Dương Như Nguyện
20. Bìa tác phẩm Mùi Hương Quế của NV Dương Như Nguyện
đăng lúc 07:00:22 PM, May 07, 2009



No comments:

Post a Comment