""House of DNN' is my warehouse of information on my life and work as a Vietnamese American, gathered from elsewhere in the public domain." DNN
ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...
In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...
Sunday, February 10, 2013
THE WOOD-PULLING DONKEY OF UYEN NICOLE DUONG -- DƯƠNG NHƯ NGUYỆN VỚI CON LỪA KÉO GỖ
SOURCE: http://www.vietbang.com/index.php?c=article&p=1889
NOTE FROM UYEN NICOLE DUONG: The following is a review written by Dieu-Tan, a Vietnamese writer from the first generation, who had won South Vietnam's literary prize before the Republic went defunct. He said that he would not hesitate to name my short story, "My Father's Accordion," as one of the best short stories in Vietnamese exile literature. He explained why below.
I very much appreciate his review, which showed sensitive insight into my short story about the life of a Vietnamese school teacher, in Vietnam and in America. The symbol of Vietnam in that short story was the schoolteacher's accordion, representing his artistic side, contrasted against an art review written by this school teacher about a painting that he compared to the portrayal of a wood-pulling donkey's life, representing his intellectual side. One of the few pieces published in Vietnamese, the story was dedicated to my father. In Dieu-Tan's view, the short story is semi-autobiographical, and he viewed the narrator as myself. Note that I am a corporate lawyer; the narrator is an investment banker. My father, however, is a school teacher, and he does play the accordion like the character.
My only "objection" to Dieu-Tan's review is his comment on my pun, "cai tieng nuoc non gi." I meant for that Vietnamese phrase to be exactly the way it is, a play on word! DNN
Review of "MY FATHER'S ACCORDION" (Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi”)
by DIỆU TẦN NGUYỄN TINH VỆ
Truyện ngắn “Chiếc phong cầm của bố tôi” viết xong từ tháng 9-1996, đã cho in thành sách, đến nay mới cho chạy trên liên mạng. Tôi định sẽ có ý kiến về cuốn truyện dài “Con gái của sông Hương,” tình cờ đọc được bài ‘nghiên cứu về bố tôi” của nhân vật xưng tôi Dương Thị Hòai An, bèn tạm ngưng để viết ngay về truyện ngắn này, đúng hơn là một hồi ức ngắn của gia đình họ Dương. Tôi không ngần ngại đánh giá đây là một trong những truyện ngắn hay nhất từ sau 1975 tại hải ngoại. Tôi hơi làm biếng bàn về “Con gái Sông Hương” bởi trong đó có rất nhiều hư cấu, dường như có chủ ý dành cho người Âu Mỹ đọc. Tôi cũng không ưa lắm lời giới thiệu của nhà xuất bản RavensYard rằng tác phẩm dài hơi này, viết bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, có một ít tầm vóc của Gone With The Wind, của The Thorn Birds và của Joy Luck Club.
Người ta biết Dương Như Nguyện là một nhà khoa bảng, một giáo sư dạy Luật, từng là chánh án một thành phố lớn, đã học về báo chí truyền thông, được đào luyện về diễn xuất kịch nghệ, hát nhạc cổ điển và ưa thích hội họa, chỉ còn thiếu môn điêu khắc nữa là tác giả đã có đủ bảy bộ môn nghệ thuật. Những kiến thức đó, những quá trình học hành đó, người ta hỏi có đủ bảo đảm cho tài năng và kinh nghiệm của một người nữ tay trái viết văn làm thơ, ve,ờ diễn xuất, tay phải lại bận rộn cầm sách giảng luật pháp? Qua xuất hiện trước thính khán giả vài nơi, nhất là lần ra mắt sách tại San Jose vừa qua, người ta thấy tác giả đã có tài ăn nói (miệng luật sư đấy), hát và ngâm thơ hay. Buổi ra mắt sách chuyển thành buổi nói chuyện giữa tác giả và thính giảợ, bởi có trở ngại kỹ thuật là sách không mang tới được hội trường. Vừa đóng vai một nghệ sĩ vừa khóac áo luật sư, Dương Như Nguyện đã trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực, dĩ nhiên cách giải đáp những câu hỏi liên quan đến chính trị, thời sự đã được lọc qua lăng kính luật pháp. Và Dương Như Nguyện đã thuyết phục được thính giả.
Tôi biết nhân vật Ann Dương rất độc lập, tân tiến.. nhưng đọc “Chiếc phong cầm của bố tôi” mới thấy cô còn lưu luyến “luân lý giáo khoa thư” lắm. Tuy cô muốn hướng dẫn mọi người đi vào “dòng chính”, cô hăng hái đề cao tinh thần Hồ Xuân Hương. Tôi ở tuổi chú như chú Hiếu Ðệ, chú M. của tác giả, nếu có xưng chú cũng không sao, tôi có con gái lớn của tôi bằng tuổi với tác giả và cũng được sinh ra từ Huế. Nhưng để cho công bằng cứ gọi nhau bằng anh chị em như nhà văn Bình Nguyên Lộc đã nói. Hồi này tôi ít viết, một phần vì mắt kém, một phần thấy trên liên mạng người ta gây gổ nhau, mạ lỵ nhau ghê quá. Tôi viết gửi tác giả có lẽ tôi yêu mến thành phố cổ Hội An, nơi tôi sống và làm việc 2 năm đầu đời quân ngũ, tiếp 2 năm sau đó ở thành phố có cầu Trường Tiền với những nữ sinh áo trắng guốc đỏ đội nón bài thơ đi trong bụi mưa dai dẳng. Ðó là những nơi chốn tác giả họ Dương được sinh ra và lớn lên.
Cô thanh minh là “Chiếc phong cầm của bố tôi “không phải là những lời kể về cuộc đời ông bố. Tôi đồng ý, ông Nhự giáo sư Ðại học, du học bên Tây, dạy con nít bên Mỹ là một điển hình cho lớp già nua đã sinh ra wrong nation, wrong century (thơ Vũ Hòang Chưong) trí thức, muốn làm một chút gì cho quê hương nhưng.. đành khoanh tay bất lực. Tất cả chỉ là con người yếu ớt ở một nước chậm tiến, chiến tranh triền miên. Không phải chỉ một thế hệ, có lẽ đến bốn thế hệ đã sinh nhầm thế kỷ. Kiếp người Việt trong khỏang 80 năm trở lại đây cũng chỉ là những “con lừa kéo gỗ”. Ông giáo Nhự “lành như bụt” có nhiều mâu thuẫn, ông hiền, nhưng có lúc lại Tây quá. Ông hà tiện cắt tóc lấy nhưng lại bỏ khá tiền mua tranh thưởng thức. Ông may mắn đã được tiếp nhận những tư tưởng tự do, dân chủ tại Phap, nhưng lại khư khư giữ chiếc đàn, chiếc cặp da cũ xì, mặc áo quần cổ lỗ sĩ, không bao giờ thay đổi món ăn trưa
Mới và cũ, tự do, dân chủ công bằng bác ái, nông dân và trí thức, ưu tư thời cuộc, nhưng chưa dấn thân, không quyết định dứt khóat, thủ cựu, lỗi thời, cúi đầu cam chiụ sự o ép kỷ luật của chính quyền đó là đặc tính của giai cấp tiểu tư sản. Người ta cho rằng cộng sản biết lợi dụng sự lưng chừng yếu kém của giai cấp tiểu tư sản và cái ngây thơ của trí thức sa-lông và trí thức dấn thân kiểu Dương Quỳnh Hoa. Cụ giáo Như và chú M. rốt cuộc lại tái ngộ trên đất ‘đế quốc”, sau một thời đã muốn đi vắng xa và nhà chú M. bị đốt cháy. Dương Thị Như Hòai An kể sơ vài dòng đến biến cố miền Trung năm đó. Phải, “cái gì đổ, chứ làm sao Phật đổ được, phật đây không chỉ là tượng Phật nhưng là cái tâm phật, là lòng lành của con người. Nhắc đến chuyện cũ để hiểu chuyện ngày nay, không ép được Thiên chúa giáo, họ quay ra ép Phật giáo vì đạo giáo này yếu về tổ chức, không có thế quyền mạnh.
Tác gỉa nhắc đến chi tiết ông bố nói chuyện một mình trong phòng với bà vợ. Những nhà trí thức bằng cấp đầy mình, cuồng chữ không biết tung mớ hiểu biết ra cho ai, và dường như không được đãi ngộ xứng đáng với tài học, chỉ còn cách “đọc kinh” kỳ quặc một mình. Lối độc thọai này bị bà vú chê là điên, nhưng ông giáo sư có điên đâu, ông rất tài giỏi. Trong những những cuộc đối thọai tay đôi, tay ba, tay mấy đi nữa, phía bên kia cứ bổn cũ sọan lại, cứ độc thọai, ai nghe thì nghe, không cần biết. Họ không tài giỏi, trên bảo sao nói y như vậy, nói như cuốn băng thu sẵn, đó là kinh nghiệm ở Việt Nam, ở Bắc Hàn, ở Iran bây giờ. Hòai An có nhắc đến đôi mắt Sơn Tây Quang Dũng, dẫn lời nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Sao cô không nhắc đến thơ Quang Dũng? Nhiều người mê thơ lãng mạn và dũng liệt của Quang Dũng, người ta khó ưa nổi nhạc sĩ họ Phạm qua kim tiền chủ nghĩa, nhục thể chủ nghĩa và cỏ đuôi chó chủ nghĩa.
Làm sao oai hùng bằng Tây Tiến, khi tác giả chưa biết mình bị lợi dụng:
Tây Tiến đòan quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Hay đầy ắp tình đồng bào, trong “Ðôi Bơ”:
Xa quá rồi em, người mỗi ngả
Ðôi bờ đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
Họ tệ bạc bất công với Quang Dũng, bát nước hắt đi không bao giờ đầy lại dù sau này họ đã “cởi trói”, đã đúc tượng nhà thơ họ Bùi này.
Nhân vật Hòai An thừa hưởng nét thông minh vốn sẵn tính trời, tài giỏi, có tâm hồn nghệ sĩ của ông bố. Nhưng cô ta chỉ được coi như thế hệ 1 rưỡi thôi, chưa phải là nhị thế. Bởi cô còn biết mua cho được Quốc văn Giáo Khoa Thư để đọc, để yêu linh hồn, tinh thần luân lý giáo khoa thư. Thứ luân lý ấy vẫn ‘vất vưởng theo chân người việt tị nạn. Cô chưa thể nào dứt bỏ được quá khứ oai hùng và đau thương của những con lừa kéo gỗ. Vì cô đã cảm nhận được nỗi buồn khi nghe người ta độc thọai, cô đã chứng kiến Huế yên bình giả tạo năm đó. Cô đã bị ám ảnh, ghê sợ khủng khiếp một sự lật đổ. Cô sợ những khi đang ngủ vì một biến cố nào ó, bị dánh thức dậy. Cô đã lờ mờ hiểu thế nào là sự sụp đổ cả một chế độ. Nghĩa là cô còn bị quá khứ ràng buộc, chưa dứt bỏ được những kỷ niệm đau buồn thời lọan lạc, chiến tranh. Rất may cô đã đường hòang đi vào dòng chính và thành công trong nghề nghiệp.
Luân lý giáo khoa thư tưởng dễ mà khó đấy. Năm tôi 10 tuổi học lớp Ba trường huyện, học đến bài anh em nhà họ Ðiền, thày giáo giảng mãi mới hiểu. Cầm búa chặt cái cây cổ thụ chia nhau gia tài, có gì phải khóc?. Ðến bài Cái Lưỡi của anh chàng mổ heo thì mù tịt, cái lưỡi lợn có gì là ngon, thịt ba chỉ hoặc thịt heo nạc mới ngon chứ! Cái lưỡi của Esope thực ra phải dành cho bậc trung học, ngay cả đại học nữa. Cũng chỉ vì lo truyền đạt căm thù, nên sau này thiếu vắng những bài học Việt văn giáo khoa thư, như giúp đỡ người già cả, anh em như thể chân tay, ông tây làm lớn còn nhớ thày giáo làng thuở nhỏ, tìm về thăm. Hậu quả là cho đến bây giờ, từ 3 tuổi cho đến lớp tuổi lớn lên từ chiến tranh là cỡ 40, 45 vẫn thích nói “đồng minh” hơn là là thưa trình, cúi đầu :” Thưa thày con đi ạ” như học trò Quảng Nam trước 75.
Trở lại với ông giáo Nhự, thật tôi nghiệp ông và tội nghiệp cho những người già cả có quê hương nhưng chưa trở lại được với quê hương. Ông như chiếc đàn phong cầm cũ kỹ gầy gò, mảnh khảnh. Trước những phong ba đất nước những biến đổi khủng khiếp, chạy từ Bắc vào Nam, rồi từ Sài Gòn tuốt sang Mỹ. “Lúc nào mặt ông cũng chảy dài có vẻ đau khổ, đôi mày ông cau lại bởi phấn trắng bảng đen theo ông đến tận cuối đời. Thời gian trước khi về hưu là thời gian ông chiụ trận nặng nhất với lũ học trò con nít xứ người, đủ màu da, đùa nghịch theo bản năng. Ông bị mất giá phải dạy những lớp tiểu học. Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! Ông không oanh liệt tại chiến trường, ông oanh liệt trí tuệ. Ông mất đám học trò lễ phép xứ Quảng, ông mất đám sinh viên thông minh chăm chỉ. Tội nghiệp cho ông, tôi nghiệp cho những ông tổng thống, thủ tướng, tổng trưởng, tướng tá Phong trần đến cả sơn khê, tang thương đến cả hoa kia cỏ này
Cô D.T. Hòai An hay Uyển Nicole Dương cũng thế, tuy có 18 năm lớn lên ở quêạ nhà, có 30 năm hòa hợp với dòng chính, sử dụng tiếng nói và chữ viết quê mẹ lẫn quê người, rất thành thạo. Tuy nhiên, có lẽ phải tiếp xúc với Mỹ chính dòng nhiều hơn nên đôi khi “tần số Việt” cũng hơi sơ hở. Cô quên chưa tìm được chữ Việt thay cho chữ avocate, cứ nhắc mãi avocate, avocate, avocate. Curriculum là giáo trình, là chương trình giảng dạy; cắt tóc lấy bị so le, bị lệch chứ không nói bị méo; urban là nội thành, thành thị, không phải thị tứ đối lại suburban là ngoại thành, vùng quê. Câu: không ai để ý tôi hát cái tiếng nước non gì, nên sửa lại: không ai để ý tôi hát thứ tiếng xứ sở/ quốc gia nào. Nhiều dòng trong bài nhắc đi nhắc lại, không phải để nhấn mạnh, đã thừa ra. Nhưng đó là những lặt vặt, không quan trọng. Quan trọng là ở nội dung, ở triết lý cô đã nêu lên được, và cô đã thành công.
Dương Như Nguyện đã hiên ngang sánh vai với dòng chính, đã vượt trội đã nổi danh trong lĩnh vực giáo dục, luật pháp, cô sẽ tiếp tục thành công trong lĩnh vực văn chương chữ nghĩa Việt. Ðiểm thành công của cô về phần thơ văn dường như nhờ cô còn yêu, còn nương náu linh hồn Việt Nam, cô mệnh danh đó là luân lý giáo khoa thư. Qua truyện ngắn ““Chiếc phong cầm của bố tôi” cô đã nêu lên được cái Chân Thực, cái ‘ Ðẹp đẽ và cái Tốt Lành của văn chương. Chúc cô “đội hai mũ”, mũ luật học và mũ văn học được lâu bền, cô không bị khập khiễng đứng một chân đâu. Dương Như Nguyện sẽ không cô đơn, sẽ không phải độc thọai, bởi có nhiều người đã nghe, đã hiểu cô muốn nói, muốn viết gì. Tôi cũng chúc cụ Dr. Nhự bay sang Cali chuyện trò bằng tiếng Việt thỏai mái với đám cựu sinh viên đông đảo và ngoan ngõan của cụ
DIỆU TẦN NGUYỄN TINH VỆ
No comments:
Post a Comment