ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Tuesday, February 12, 2013

RESPONSE TO READERS ABOUT A RELIGIOUS SECT -- Trả lời bạn đọc về tin đồn Dương Như Nguyện là đệ tử của Bà Thanh Hải -- Duong Nhu-Nguyen as Follower of Mrs.Thanh Hai? An Impossiblity!

DNN's Response to a Reader’s Question to Straighten an Old Record:
BẢN DỊCH: Ba^'m va`o READ MORE duo'i dda^y.  
***
One of my readers has asked me whether I am a disciple (“dde^. tu?”) of one Ms. Thanh Hai, allegedly leader of a religious sect. Here is my long answer.

I had never heard of Ba Thanh Hai until the incident described below.

By 1997-98, I had just returned to the U.S. to write and practice law part time. One day I got a call from my parents’ students from Tran Quy Cap high school in Hoi An. They asked me to do a charity show for them in order to raise funds for Vietnam Vets. I consulted my parents, and in the name of Tran Quy Cap, I agreed to help.

About a week before the show, I received a poster for the show. It was then that I discovered the organizer of the program was one Ms. Thanh Hai, some kind of religious cult figure for Vietnamese (unknown to me). I had to decide whether to create trouble for the Tran Quy Cap alumni, to go ahead with the show or to cancel. Whether the show was hers, the money would be going to the Vietnam Vets. I decided to proceed and not to raise an issue with the alumni, my mother’s students.

At the show, I saw Ms. Kieu Chinh, who was recognized on stage. Ms. Kieu Chinh and Madame Thanh Hai embraced on stage. I also saw Pham Duy, Nguyen Dinh Nghia, Bach Yen and other entertainers. I delivered what I promised to do. In those moments, I was the performing artist I was trained to do. At the end of the show, when they called me to the stage, I did not respond, since I did not feel comfortable. I did not like the fanfare, drawn-out nature of the show, the “unintellectual” nature of the “Thanh Hai” worshipping by her followers as displayed at the show (all throughout the show she sat on a so-called throne), and I did not think that it was a good show in my artistic standards, but I fulfilled my commitment – that was the ethics of a performing artist – to perform once committed. At the show, I was just a performer like anybody else, so why should I act up, simply because I was uncomfortable? When the cast was assembled on stage, Ms. Bach Yen urged me to be conforming by joining the cast. I stayed in the back row, together with the songwriter Le Uyen Phuong. We were the only two individuals deliberately hiding in the back.

I was glad I met Le Uyen Phuong there (Later when I was in Boston, Le Uyen Phuong contacted me by phone and asked if I would sing some of his songs for a recording. I agreed. I never heard from him again. A few months later, he died. I was sad. I like his music very much. I thought of him as the Beatles spirit of non-communist Vietnam.)

When the program was over, Ms. Thanh Hai sent her followers out to ask me if I would visit with her. I said to her followers: if your master wanted to see me, tell her to come here. Then I had breakfast alone in the hotel restaurant and she came, alone.
She was cheerful, pleasant, and humble. She had public relations skills. I asked her how she would like me to address her, because I wasn’t going to call her “Su Phu.” She said, “Chi Hai.” She called me “Cô,” and told me that I was very pretty on stage. I said thank you. She then asked me to drink a cup of coffee, mentioning that many people thought she would voodoo them into following her if they shared food and drink with her. She asked if I would be concerned about that possibility if I drank the coffee. I said, try me. I picked up the coffee and drank it. Well, I wasn’t voodooed, was I? I asked her why she did what she did. She said she did not think about why, and that she did many things (poetry, jewelry, etc.etc.etc.) in order to raise money. We ended the conversations when I finished my breakfast.

Her followers tried to give the appearance that I was her legal counsel. That was a misrepresentation and an impermissible act, without my prior approval and without notice to me. I wrote a letter on my law letterhead and sent it to the Tran Quy Cam alum who recruited me for the show and who represented her, the same day I received that unfortunate news. In the lawyer’s letter, I asked them to correct the record. They apologized. I let the thing go. This incident left me with a bad impression about her operation.

At the show, the check was turned over to the Vietnam Vet representative on stage. I had no reason to doubt the authenticity of this.

I have not heard from her again ever since.

The next thing I knew was that there was a rumor among Vietnamese that I was her “de tu.” I think she would deny that. She would not have a good time having a “de tu” like me -- someone who would tell her, “try me,” who would not come to see her upon request, and who would not call her “su phu.”

I do not know enough about her, and I don’t set out to research her. The questions I would raise are: did she hurt anyone? Did she do anything illegal? If the answer is yes, she ought to be dealt with in a court of law. If the answer is no, then whether to believe in her is a question of personal choice. That is not my personal choice.

Why?

Because I believe in only one thing – one thing that may be made up of a bunch of things – but they all mean only one thing: I believe in myself and in the goodness of humankind. In that goodness lies my Buddha. I also believe in a “rule-of-law” system as a way to drive human order and progress – the law works when people voluntarily live by it, for the betterment of society.

And, last but not least, I believe in my mother’s selfless love that keeps me whole and warm. 


Duong Nhu Nguyen copyright 2005

BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC SỰ CHẤP THUẬN CỦA TÁC GIẢ

Trả lời bạn đọc về tin đồn Dương Như Nguyện là đệ tử của Bà Thanh Hải

Một trong những độc giả của tôi có hỏi "Tôi có phải là đệ tử của Bà Thanh Hải hay không?". Cho tôi xin trả lời dài dòng như sau đây:

Tôi chưa hề nghe đến tên tuổi bà Thanh Hải cho đến khi vận sự sau đây xảy ra.

Vào khoảng năm 1997-98, tôi trở lại Hoa Kỳ để viết lách và hành nghề luật bán thời gian. Một ngày kia tôi nhận đuợc điện thoại của cựu học sinh của bố mẹ tôi thời hai người còn dạy ở trung học Trần Quý Cáp ở Hội An. Người học sinh này có nhờ tôi tham gia chuơng trình văn nghệ từ thiện để gây quỹ giúp Các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã từng tham dự trong chiến tranh Việt nam. Tôi có hỏi ý kiến bố mẹ tôi, và vì danh nghĩa truờng Trần Quý Cáp mà tôi bằng lòng.

Vào khoảng một tuần lễ truớc khi trình diễn, tôi nhận đuợc tờ quảng cáo của chuơng trình văn nghệ. Lúc đó tôi mới biết là nguời đứng ra tổ chức chuơng trình là Bà Thanh Hải, người đã sáng lập một giáo phái vốn hoàn toàn xa lạ với tôi. Vậy là tôi phải quyết định có nên tiếp tục giúp nhóm cựu học sinh này để hát gây quỹ hay là hủy bỏ không tham gia nữa. Vì nghĩ rằng dù cho ai đứng ra tổ chức thì số tiền kiếm đuợc cũng nhằm giúp đỡ cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ cho nên tôi vẫn tiếp tục tiến hành như dự định, không đặt vấn đề với các cựu học sinh tại sao không cho tôi biết từ trước.

Trong buổi trình diễn, tôi thấy có sự hiện diện của nữ tài tử Kiều Chinh. Bà Kiều Chinh và Bà Thanh Hải chào mừng nhau trên sân khấu. Tôi còn thấy có nhạc sĩ Phạm Duy, cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa, ca sĩ Bạch Yến và các nghệ sĩ khác. Tôi tham gia trình diễn văn nghệ như tôi đã hứa và làm hết bổn phận của mình. Đến cuối chương trình, khi tên tôi đuợc gọi trên sân khấu, tôi không trả lời vì cảm thấy không thoải mái. Tôi không thích lề lối đình đám, phong cách lê thê, và kiểu cách tế tự "không trí thức tý nào" mà các đệ tử của bà dành cho bà trong buổi trình diện (lấy thí dụ, bà ngồi trên một chiếc ngai ngay giữa cử tọa). Và tôi không cảm thấy chương trình văn nghệ đạt đuợc tiêu chuẩn nghệ thuật theo quan điểm của tôi, tuy nhiên tôi vẫn hoàn tất phần trình diễn mà tôi đã hứa hẹn, đúng theo lương tâm nghề nghiệp của người nghệ sĩ trình diễn, đã hứa thì phải vui vẻ chu toàn phận sự. Tôi cũng chỉ là một nguời trình diễn như bao nhiêu nguời trình diễn khác, thì không có lý do gì lại cố tình gây khó dễ chỉ vì mình không cảm thấy thoải mái.

Khi nhóm trình diễn tụ tập lại trên sân khấu thì ca sĩ Bạch Yến có bảo tôi hòa nhập vào nhóm. Tôi đứng hàng sau cùng, cùng với nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Chúng tôi là hai kẻ cố ý trốn ở hàng sau.

Tôi rất vui đuợc gặp Lê Uyên Phương ở đó. (Sau này khi ở Boston, tôi có nhận điện thoại Phương và anh nhờ tôi hát thu âm một số các ca khúc của anh. Tôi nhận lời. Nhưng không bao giờ tôi nghe thêm gì từ anh nữa. Vài tháng sau, anh qua đời. Thật là buồn. Tôi rất thích nhạc của anh. Tôi cứ nghĩ Lê Uyên Phương như là một linh hồn Beatles của Việt Nam Cộng Hòa!).

Khi buổi trình diễn xong xuôi, bà Thanh Hải có bảo đệ tử bà đến gặp tôi và hỏi thăm xem tôi có muốn đến thăm bà? Tôi trả lời: "Nếu sư phụ của quý vị muốn gặp tôi thì xin mời bà đến đây". Và rồi khi tôi đang dùng điểm tâm một mình ở khách sạn thì bà đến thăm tôi, cũng một mình. Bà có vẻ vui vẻ, tươi tắn và khiêm tốn. Bà tỏ ra có bản lãnh về khả năng giao tế. Tôi hỏi bà muốn tôi gọi bà là gì vì tôi sẽ không gọi bà là "sư phụ". Bà bảo: "Chị Hải". Và bà gọi tôi là "cô". Bà khen tôi rất xinh đẹp trên sân khấu. Tôi ngỏ lời cám ơn và bà mời tôi một tách cà phê và cho biết là nhiều người đồn rằng ai mà ăn hay uống với bà là thế nào cũng bị bùa mê thuốc lú để theo bà. Bà hỏi tôi có lo sợ chuyện đó hay không và tôi bảo bà “thử tôi đi.” Tôi cầm lấy tách cà phê và bưng lên uống một hơi. Tôi chẳng thấy mình bị bùa ngải gì hết. Hay là không hiệu nghiệm? Tôi hỏi bà vì sao bà làm những việc bà làm thì bà cho biết bà không nghĩ tới lý do, nhưng những điều bà làm (thơ, nữ trang v...v..) tòan là để gây quỹ. Buổi trò chuyện chấm dứt cùng với buổi điểm tâm của tôi.

Đệ tử của bà cố tình làm ra vẻ và công bố như thể tôi là cố vấn về luật pháp của bà. Hành động đó không đuợc sự cho phép của tôi cũng như tôi không hề đuợc thông báo. Tôi chẳng bao giờ cố vấn pháp luât cho bà cả. Tôi có viết một lá thư với danh tánh nghề nghiệp luật sư của tôi in trên lá thư và gởi đến cho vị cựu học sinh Trần Quý Cáp, nguời đã liên lạc với tôi về buổi trình diễn văn nghệ và cũng là người đại diện cho bà. Tôi gửi lá thư đi trong cùng ngày tôi nhận đuợc tin tức sai lạc như trên và yêu cầu họ sửa đổi những gì đã công bố, và cải chính nguồn tin thất thiệt này . Họ xin lỗi. Và tôi để mọi chuyện đi qua. Chuyện đó đã để lại cho tôi một ấn tượng không tốt về cách thức làm việc của nhóm bà.

Trong buổi trình diễn văn nghệ, số tiền thu đuợc đã đuợc trao cho đại diện hội cựu chiến binh ngay trên sân khấu.

Từ đó tôi không còn nghe gì đến bà Thanh Hải nữa.

Vậy mà có tin đồn đãi tôi là đệ tử của Bà Thanh Hải! Tôi nghĩ nếu nghe được, bà sẽ phủ nhận điều đó. Không lẽ một đệ tử lại bảo thầy của mình là "thử tôi đi", đệ tử gì mà thầy bảo đến gặp lại không đến và từ chối không gọi thầy mình là "sư phụ".

Tôi không biết rõ về Bà Thanh Hải và tôi cũng không hề có ý định tìm hiểu về Bà. Nếu có quan tâm về Bà thì tôi sẽ đặt câu hỏi: Bà có gây tổn hại cho ai không? Bà có làm gì vi phạm luật pháp hay không? Nếu câu trả lời là Có thì Bà sẽ phải trả lời với toà án luật. Nếu câu trả lời là Không thì việc tin theo Bà là sự chọn lựa cá nhân - Và đó không phải là sự chọn lựa của cá nhân tôi.

Tại sao?

Tai vì tôi chỉ tin tưởng duy có một điều này thôi, và điều này sẽ là cái gốc nảy sinh các điều tin tưởng khác, nhưng tất cả chỉ phát xuất từ một gốc. Tôi tin vào chính tôi và vào cái tâm thiện hảo của con người. Trong cái tâm thiện hảo đó ngự trị Đức Phật của tôi (Phật tính trong con người)! Tôi cũng tin ở hệ thống "pháp trị" - như một đường lối để dẫn đến trật tự và tiến bộ cho loài người - pháp luật chỉ hiệu nghiệm khi con người tự nguyện sống theo nó dù không bị bắt buộc, nhằm tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Và sau cùng, tôi tin tưởng ở tình yêu vị tha của mẹ tôi đã giữ cho tôi được vẹn toàn và ấm áp. 

Dương Như Nguyện
November 2005
Cám ơn Vienna đã dịch bài này! 

No comments:

Post a Comment