ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Sunday, February 10, 2013

VIETNAMESE TRANSLATION: DESCRIPTION OF 2006 DENVER VOICE CONCERT AND SELECTION OF MUSIC

VOICE CONCERT:
Dda^y la` mo^.t chuong tri`nh thie^.n nguye^.n, do Gia'o Su Duong Nhu-Nguyen va dda.i ho.c Denver dda`i tho., kho^ng ba’n ve’ va`o cu?a, va` kho^ng tra? thu` lao cho nguo`i tri`nh die^~n, nha(`m mu.c ddi'ch ne^u cao ti’nh dda va(n ho’a (multiculturalism) va` cu?ng co^’ su. co’ ma(.t cu?a nguo`i My~ go^'c Vie^. t ta.i ca'c di.a phuong Hoa Ky`. Ne^'u co' va^'n dde^` ba?n quye^`n ca'c ta'c pha^?m sa'ng ta'c hay hi`nh a?nh du`ng va`o vie^.c gia'o du.c qua^`n chu'ng, ban to^? chu'c du.a va`o die^`u khoa?n ngoa.i le^. cu?a lua^.t truo'c ta'c (fair use exception) va` do^`ng tho`i xin phe'p ca'c ta'c gia? dde^? dduo.c tri`nh die^~n va` qua?ng ba'.

V NHNG TUYN CHN CA'C BA`I HA'T…

Ba?n di.ch cu?a Tintin

Hp Khúc:  Tin Em (Farewell) và If You Go Away

TIN EM (FAREWELL)

Good bye, my young love
This farewell for you
Winter in Paris
Sorrow in a kiss

Gone is summertime
Gone is our sunshine
Where you’ll go, you’ll find
This homeland of mine

Snow covers the train
Snow falls on your face
Keep with you my heart
Take with you our past  
(Li tìếng Anh: Uyen Nicole Duong)

Với một bầu kho^ng khí chính trị sôi nổi và những hoạt động văn học nghệ thuật mang tính sáng tạo, trong khoảng thập niên 1930 đến thập niên 1970, Paris được xem như là một trong những chiếc nôi của giới trí thức Việt Nam. Thành phố này đã là nguồn cảm hứng đồng thời cũng là mảnh đất ươm mầm cho rất nhiều nhà nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có nhà thơ Cung Trầm Tưởng (1932-). Ông đã được nhiều người biết đến qua những bài thơ viết vềParis nói lên những khắc khoải tuyệt vọng của một mối tình lãng mạn giữa một người thanh niên Việt Nam xa xứ và một kiều nữ đất Paris. Một trong những bài thơ này của Cung Trầm Tưởng, “Tiễn Em”, đã được nhà nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ thành ca khúc vào đầu thập niên 60, ghi đậm nét những cảm xúc trước phút chia tay với người tình yêu dấu giữa một “Ga Lyon đèn vàng” trong khung cảnh của một mùa Đông Paris đầy trời tuyết phủ. Bản nhạc đã đưa ta trở về lại khung trời thơ mộng cũ của cả một thế hệ lớn lên trong những thập niên 50, 60 và đến nay vẫn tiếp tục sống đời lưu vong xa xứ.

Cung Trầm Tưởng là bút hiệu của nhà thơ Cung Thúc Cần, sinh quán tại Hà Nội nhưng đdi chuyển vào Sài Gòn kể từ năm 1949. Là một sĩ quan thuộc binh chủng Không Quân QLVNCH, sau 1975, ông đã bị bắt đưa đi “học tập cải tạo” hơn 10 năm và hiện nay định cư tại Thành phố St. Paul, Minnessota.

Tên tuổi và những giai điệu của nhạc sĩ Phạm Duy đã trở thành biểu tượng của nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Sự nghiệp và cuộc đời nghệ sĩ của ông như được gắn liền với những nổi trôi của vận nước, khởi đi từ cuộc cách mạng mùa thu và trải dài qua lịch sử của tiến trình giải thực. Phần lớn những nhạc phẩm của ông vốn ngợi ca lòng yêu nước, tình hoài hương một thời đã tiêu biểu cho tinh thần của phong trào kháng chiến chống Pháp (1945-1954) mà cuối cùng đã bị xem như là cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh. Trong thập niên 1960, ông đã cộng tác với một số nghệ sĩ Mỹ và những nỗ lực này đã quốc tế hoá những thể điệu ba-lát của Phạm Duy qua những ca khúc cụ thể như “Giọt Mưa Trên Lá”. Phạm Duy đồng thời cũng đã có những nỗ lực để ký âm, hệ thống hoá và phát triển nền dân ca Việt Nam, mà trước ông, phương tiện lưu hành chính của bộ phận này là truyền khẩu.  Là người Hà Nội, Phạm Duy ban đầu đã tự học lấy âm nhạc, sau đó vào năm 1954-1955, ông sang Pháp theo học trườngInstitut de Musicologie , Paris, dưới sự hướng dẫn của Robert Lopez với tính cách của một bàng thính viên. Tác phẩm quan trọng của ông là bản đại hợp xướng “Trường Ca Mẹ Việt Nam”. Theo tin tức gần đây thì  Phạm Duy đã trở về sống những chuổi ngày còn lại của ông tại Việt Nam.


IF YOU GO AWAY — NE ME QUITTE PAS
(Lời Việt: Uyen Nicole Duong)

Được xem như là một bản nhạc ăn khách tại Hoa Kỳ If You Go Away,  với giai điệu truyền cảm nguyên là một sang tác cúa   
  
Được xem như là một bản nhạc ăn khách tại Hoa Kỳ với giai điệu truyền cảm,“If You Go Away, (lời của Rod McKuen) nguyên là một sáng tác cúa Jacques Brel, một nhân vật đã đi vào huyền sử. Năm 1985, 7 năm sau khi mất, tờ nguyệt san Lire của Pháp đã trưng cầu ý kiến độc giả với câu hỏi nhân vật nào mà nhân cách đáng để họ chọn làm khuôn mẫu của bậc làm cha mẹ, kết quả là  Jacques Brel đã đứng đầu danh sách với 40%, rồi Gerald Philippe 19%; Albert Camus 13%; và Charles de Gaulle 11%. Năm 2000, tạp chí âm nhạc Mojo đã phỏng vấn những nhạc sĩ hàng đầu của Anh và Mỹ về những bản nhạc mà họ cho là vĩ đại nhất vượt khỏi thời gian. Ne me quitte pas của Brel là bản nhạc ngoài tiếng Anh duy nhất đã được liệt kê vào danh sách.
Năm 2003, hơn 25 năm sau khi ông mất, thành phố Brussels đã thực hiện một loạt những triển lãm và hoà nhạc để tưởng niệm Jacques Brel. Thế nhưng, Brel hầu như không mấy được biết đến ở tại những xứ sở nói tiếng Anh, lý do đơn giản một phần có thể là  vì ông đã từ chối không hát những ngôn ngữ nào ngoài tiếng Pháp. Người Pháp đã xem ông là của riêng họ, thế nhưng thực ra Brel đã chào đời vào năm 1929 trong một gia đình Công giáo trung lưu tại thành phố Schaerbeek, vương quốc Bỉ. Con trai của một chủ hãng sản xuất các hộp bìa cứng, Brel đã nối nghiệp cha và lập gia đình vào năm 20 tuổi, đến năm 23 tuổi thì ông đã có hai con gái và cuộc đời ông tưởng như đã dính chặt vào với thế giá đời thường. Jacques đã bắt đầu tập tành ghi-ta và viết nhạc để nói lên những nỗi phiền muộn của mình. Năm 1952, ở tuổi 23, ông từ bỏ công việc cùng với vợ, Michelle, và hai con gái Chantal và France, rời Brussels đến Pháp cư ngụ tại một khu lao động nghèo nàn ngoại ô thành phố Paris, trong một căn lều gỗ không có cả nước máy. Ông bắt đầu sáng tác nhạc và tìm cách bán chúng cho các nhà xuất bản. Nhưng cuối cùng ông nhận ra một điều rằng muốn cho các sáng tác của mình được phổ biến không có một con đường nào khác hơn là phải tự hát lấy những bản nhạc của mình.
Những bản nhạc của Jacques Brel thường lấy đề tài về người thực, việc thực, từ những khúc ngợi ca tình yêu đến những lời lên án các tệ trạng xấu xa như đạo đức giả, bất công, sự vô cảm trước đời sống (Về mặt này Brel thường được so sánh với Bob Dylan, John Lennon and Leonard Cohen). Ông đạt đến danh vọng phần lớn là do sự xuất hiện liên tục trên sân khấu cùng những ca khúc phản ảnh sự giải trừ những hệ lụy vướng mắc, đó là những vướng mắc hệ lụy gởi gắm trong những cuộc tình không trọn, của nỗi chia xa, mà nhạc phẩm If You Go Away là một thể hiện cụ thể của tinh thần này, như là một dấu ấn của tình yêu, nỗi tuyệt vọng và đam mê không trọn vẹn. Không cần phải có tên tuổi của Brel, bản nhạc tự nó đã đạt đến tầm vóc quốc tế.
Brel đã thực hiện hơn 200 lần trình diễn mỗi năm trong suốt 12 năm liền. Ông đã lưu diễn xuyên suốt Liên Bang Sô Viết (một đoạn đường dài 18,000 km từ Siberia đến Hắc Hải trong 5 tuần lễ);  người ái một đến với ông chật kín hội trường Carnegie Hall, New York; hơn 5,000 dân Luân Đôn nồng nhiệt chào đón ông tại Royal Albert Hall; dân Paris đứng dậy hoan hô ông 20 phút liền tại đại sảnh Olympia. Các ca sĩ lừng danh Frank Sinatra, Ray Charles, David Bowie và bao nhiêu người khác đã từng hát những ca khúc của Brel.
Cuối đời, Jacques Brel đã trải qua một trận chiến cuối cùng với bệnh ung thư phổi trong khi đang sống một cuộc đời nhàn hạ tại hải đảo Polynesia thuộc Pháp, nơi mà nhà họa sĩ tài danh Paul Gauguin được an táng. Ông trở lại Paris năm 1977 để thực hiện cuốn « an-bum » cuối cùng của mình và qua đời một năm sau đó, 1978. Thi hài của ông được an táng tại Hiva-Oa, cùng chung một nghĩa địa với Paul Gauguin.     


SERENATA

Bản nhạc nổi tiếng quốc tế này có lẽ cũng không cần phải giới thiệu. Serenata (Rimpianto) là một nhạc khúc tiêu biểu của Enrico Toselli (1883-1926), mà cuộc đời của ông chứa nhiều tình tiết như trong một nhạc kịch hay cuốn phim truyện. Sinh quán tại Florence, nhà nhạc sĩ người Ý này đã khởi đầu sự nghiệp như là một dương cầm thủ, đôi khi đã phải thực hiện các cuộc trình tấu xa đến tận Bắc Phi. Ông càng nổi danh thêm khi kết hôn với Công chúa nước Áo-Tuscany, Luise Antoinette-Marie, vào năm 1907, người trước đó đã gây khá nhiều tai tiếng khi bỏ rơi người chồng đầu tiên. Hai người đã ly hôn vào năm 1912 sau 5 năm chung sống. Dư luận cho rằng bản nhạc Seranata đã ghi lại cuộc đời tình ái không mấy hạnh phúc của Toselli, mặc dầu không có một bằng chứng nào cho thấy chuyện này.

Trong số những sáng tác của Toselli, Serenata  là một nhạc khúc phổ biến và nổi tiếng trên khắp thế giới, được biên soạn để trình tấu bởi nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Chính tác giả cũng đã soạn ca khúc này để trình tấu bằng viôlông và dương cầm thể theo yêu cầu của đa số khách thưởng ngoạn. Chỉ với tiếng đệm của dương cầm thôi cũng đủ để tạo nên hấp lực quyến rũ của bản nhạc này. Tính cách lãng mạn của Serenata là yếu tố đã tạo nên tiếng tăm cho tác giả khi sáng tác nên ca khúc tuyệt vời này. Năm 2001, ca sĩ Jose Carreras đã trình bày ca khúc Seranata tại Carnegie Hall và đã đón nhận hàng tràng pháo tay dài tán thưởng.

Ca khúc Serenata khá phổ biến tại Việt Nam trong giai đoạn tiền chiến tranh, nho` nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt cho bản nhạc bất hủ này.  


VOI QUE SAPETE

Được sáng tác bởi nhà nhạc sĩ lừng danh thế giới Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791, sinh quán Salzburg, mất tại Vienna), đây là một trích đoạn từ vở Đại Nhạc Kịch (Opera) bốn phân cảnh "Le Nozze Di Figaro" (The Marriage of Figaro: Cuộc Hôn Nhân của Figaro) nêu bật tính chất trữ tình và khả ái của Cherobino, nhân vật thể hiện vai trò “pants” của vở nhạc kịch (người phụ nữ hát giọng nam trẻ), đặc biệt do một người hát giọng nữ cao vua` (mezzo soprano) thực hiện. Cherobino là một chàng thanh niên trẻ giúp việc tại hoàng cung vừa chập chững bước chân vào đời, yêu tất cả những phụ nữ mà anh mới gặp -đặc biệt là vị nữ bá tước, người tạo nên nguồn cảm hứng mà anh hát tặng với tất cả trái tim mình. Trong Voi Que Sapete, Cherobino đã  hỏi vị nữ Bá tước bằng một ngôn ngữ van nài, mê đắm tràn ngâp cảm xúc, “Ai là người cho tôi câu trả lời, Ai là người nắm chiếc chìa khóa, những bí mật dấu ái của tình yêu? Xin hãy chia xẻ với tôi…”. Người viết lời cho bản nhạc kịch Ý này là nhà thơ Lorenzo da Pontecủa triều đình Vienne.


Cherubino trong Voi Che Sapete  đã là một khuôn mẫu của thể điệu trữ tình lãng mạn thể hiện qua một chuyển động với nhịp độ nhanh đối xứng. Uyen Nicole Duong sẽ hát Voi Che Sapete  để biểu lộ nét tương đồng giữa kỹ thuật Mozart và thể điệu dân ca Việt Nam, phảng phất trong các khúc trường ca hợp xướng của nhạc sĩ Lê Thương, cho dù có sự khác biệt giữa ngũ cung  Đông phương và nền âm nhạc truyền thống Tây phương.

Vào thời đó ''The Marriage of Figaro'' được xem như là một loại hình nhạc kịch mới pha trộn giữa hài tính và nghiêm túc. Chọn lựa bối cảnh của giai cấp lao động tại Âu Châu, Mozart và DaPonte đã khai triển nhạc kịch từ một vở kịch của Beaumarchais từng gây tranh cãi tại Âu Châu khi đã thách thức công khai những giai tầng thống trị. ''The Marriage of Figaro'' đã cho Mozart và DaPonte những gì mà họ đang tìm kiếm -những nhân vật gói trọn thương yêu, đau khổ, những khóc, cuời, âm mưu và tha thứ. Mozart đã hiểu rõ thân phận kiếp người và qua đó bằng âm nhạc thể hiện chân dung của những nhân vật không mang tính phê phán. Ông đã miêu tả những giai cấp binh da^n và thượng lưu với cùng một ngôn ngữ âm nhạc tuyệt vời và cảm xúc sâu sắc như nhau.



Li Vit: Uyen Nicole Duong

Chủ đề về Maria, người mẹ của Chúa Giêsu đã là nguồn cảm hứng bất tận của các nhạc sĩ cổ điển Tây phương: Mozart, Haydn, Schubert, Mascagni, Puccini, Verdi, Bottazzo, Caccini, Arcadelt, Francisco, Landry, Rachmaninov, Tchaikovsky, Donizetti, v.v…

Tuy nhiên bản thánh ca bất hủ này của Bach-Gounod có một lịch sử khá đặc biệt. Bản nhạc này là công trình của hai nhạc sĩ hàng đầu sống ở hai thời đại khác nhau. Thoạt tiên Johann Sebastian Bach (1685-1750) đã sáng tác một khúc dạo đầu được gọi là Well-Tempered Clavier. Nhà nhạc sĩ Pháp Charles Gounod (1818-1893) sau đó đã viết thành một giai điệu mới căn cứ trên những lời cầu nguyện phổ thông của người Công giáo, tức là bản thánh ca mà chúng ta thường được nghe trong dịp lễ Giáng sinh bây giờ. Bản nhạc mô phỏng theo khúc dạo đầu Well-Tempered Clavier của Bach của Gounod thế kỷ thứ 19 đã trở thành một bản nhạc phổ biến nhất của ông.

Bản thánh ca này và những biến tấu khác của Ave Maria đã được trình bày bởi các giọng ca nổi tiếng trên thế giới: Placido Domingo, Rosa Ponselle, John MacCormack, Mario Lanza, Carol Vaness, Leontyne Price, Jeanette MacDonald, Marian Anderson, v.v… Đặc biệt, bản thánh ca phổ thông và vượt thời gian này đã được hát lên bằng những thứ tiếng khác nhau: Latin, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp , Ba Lan, Gaelic, Hung Gia Lợi, Nigerian Yoruba, Tagalog (Phi Luật Tân), Hy Lạp, Ả Rập, Aramaic, v.v… Uyen Nicole Duong sẽ hát và mời thính giả thưởng thức lần đầu tiên bản thánh ca Ave Maria của Bach-Gounod lời Việt của mình. Hình tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria (cũng như Đại Bi Quán Thế Âm của Đông Phương) đã là chỗ dựa và niềm tin duy nhất của rất nhiều “thuyền nhân” bạn bè của Nicole trong hành trình vượt biên tìm tự do của thập niên 1980.

  Nét Đặc Bit--Sa'ng ta'c Chua Pho^? Bie^'n:  
Tri Ut Mưa Ngâu (Raindrops) cu?a Nha.c Si~ Le^ Tuye^`n

Nhạc phẩm mới nhất của nhạc sĩ Lê Tuyên chưa hề trình diễn trước công chúng được khơi nguồn cảm hứng từ những hoài niệm về một thời sinh viên của ông tại Hoa Kỳ. Đây là những năm đầu xa quê hương của thập niên 70 làm tâm hồn ông như cảm thấy thiếu vắng, mất mát những mùa mưa tại quê nhà. Mưa Ngâu -những cơn mưa dai dăng của mùa mưa Đông Nam Á- trong huyền thoại Việt Nam là những giọt nước mắt của những cặp tình nhân chia lìa do hoàn cảnh ngang trái, cụ thể như Ngưu Lang - Chức Nữ. Sau này, nhạc sĩ Lê Tuyên đã sử dụng Raindrops của Chopin làm khúc dạo đầu cho nhạc phẩm này, được viết cho giọng ca nữ cao.


HòN VNG PHU (Statue of The Awaiting Wife)
và CHINH PHỤ NGÂM (Song of the Warrior’s Wife)

The sacred words from the King
As the blue birds sing
In the time of Spring:
“A thousand men will bring
The Warrior’s Sword
To the King of Nam
Man and Horse go North
Into the twilight zone
To defend the Throne…”

I, the young man from the Northern Side
Bid farewell to my wife and my child
Ready to give up my life
To the Sun, my sword will shine

I, the woman from the Northern Side
On the cliff I am the waiting bride
I’m waiting eternally
My tears will the Southern Sea

A hundred years since then have passed
A hundred sounds echoed memory
The wind afar has cast
Her soul into eternity

So the legend goes
The tale of her sorrow
Her tears go on to flow
Into the sea below
(Li Anh: Uyen Nicole Duong)

Người ta không thấy nhiều bài viết liên quan đến nhạc sĩ Lê Thương mặc dù trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam đương đại không ai là không biết đến ông, do bản trường ca nổi tiếng: Hòn Vọng Phu. Bản trường ca gồm ba phần, kể lại câu chuyện dân gian Việt Nam về một người mẹ bồng con, chờ chồng chinh chiến trở về trên đỉnh núi cao trong một đất nước tang thương rách nát vì chiến tranh. Nhạc sĩ Lê Thương đã mang tất cả những đặc tính của dân ca Việt Nam vào bản trường ca, làm cho khúc giao hưởng này trở thành một viên ngọc lóng lánh trong vườn hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam. Những lời thở than chan chứa tình cảm của khúc giao hưởng như làm sống dậy trong lòng người những hình ảnh sống động của chiến tranh thể hiện qua phương cách miêu tả trữ tình cổ điển. Chỉ với bản trường ca này cũng đủ để cho tên tuổi của nhạc sĩ Lê Thương nổi bật lên trong nền âm nhạc Viêt Nam đương đại.

Hòn Vọng Phu được biết đến như là một khúc giao hưởng về chiến tranh, thể hiện những  nỗi khổ đau của người phụ nữ Việt Nam trong thời chinh chiến. Chủ đề nói về nỗi khổ đau của người chinh phụ đã được đề cập đến lần đầu tiên trong dòng văn học cổ điển Việt Nam qua tác phẩm trường thi Chinh Phụ Ngâm (Laments of the Warrior’s Wife), mà đối với người Việt Nam, được xem như có giá trị tương đương với Odyssey của Homer. Cả hai, bản trường ca Hòn Vọng Phu và Chinh Phụ Ngâm Khúc, đã thể hiện những sắc thái trong tâm hồn người Việt Nam –khao khát hoà bình, yêu thương đất nước và xót xa ngậm ngùi trước nỗi chia ly.

Tập thơ Chinh Phụ Ngâm Khúc thoạt tiên được sáng tác bằng chữ Hán bởi Đặng Trần Côn (1710-1745), một vị quan và cũng là một nho sĩ đương thời, tinh thông và sở trường về Hán văn. Tác phẩm này sau đó đã được Đoàn Thị Điểm, một trong số những khuôn mặt văn học phụ nữ hiếm hoi đương thời, dịch ra chữ Nôm. Người ta phải công nhận rằng bản dịch này đã vượt trội hơn cả nguyên bản về cả mặt hình ảnh lẫn kỹ năng. Bà Đoàn Thị Điểm đã từ chối cuộc sống hôn nhân an ba`i theo truyền thống để theo đuổi sự nghiệp văn chương, và cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mở trường dạy văn chương chữ nghĩa. Mãi cho đến năm 40 tuổi bà mới chịu kết hôn với một vị văn quan, chăm sóc công việc gia đình nhà chồng khi ông này được cử vào phái bộ đi sứ Trung Hoa, một sứ mệnh ngoại giao có khi kéo dài nhiều năm mới hoàn tất. Người ta tin rằng bản dịch Chinh Phụ Ngâm đã được bà hoàn tất trong những năm chồng vắng nhà. Điều đáng buồn là bà đã qua đời một thời gian ngắn sau khi người chồng từ Trung quốc trở về. Cả tác giả lẫn dịch giả Chinh Phụ Ngâm Khúc hầu như chia xẻ một nét đặc biệt chung: sự yêu thích văn chương và yểu mệnh!

Về Lời Nhạc Bằng Tiếng Anh: Những năm đầu của thập niên 90, trong khi được giới thiệu với nhà hát Georgetown và American Academy of Dramatic Arts, Uyen Nicole Duong bắt đầu soạn ba`i bản cho mo^.t nhạc kịch dựa trên ba nhạc khúc của Lê Thương gồm đủ cả ca vũ nhạc kịch và y trang. Chính trong khung cảnh này mà Uyen đã viết lời tiếng Anh cho bản nhạc Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Giấc mơ của Uyen là được cộng tác với các vũ công Việt Nam, các nhà dàn dựng vũ điệu Ballet, các nhà soạn nhạc và chuyên viên kỹ thuật để dàn dựng và sản xuất khúc trường ca này.


T Ging Hát Em (Your Singing Voice)
Đây là một bản nhạc thuộc giai điệu trữ tình lãng mạn đặc biệt Việt Nam được sáng tác tại miền Nam VN trong thập niên 1970 trước khi Sài Gòn sụp đổ. Tác giả Ngô Thụy Miên (tên thật là Ngô Quang Bình) được biết như là một nhạc sĩ viết tình ca theo thể điệu chậm rãi rất được giới trẻ ưa chuộng thời bấy giờ. Những bản nhạc của ông nay vẫn còn được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ngô Thụy Miên sanh năm 1948 tại Hải Phòng, Việt Nam. Ông theo học viôlông và nhạc lý ở miền Nam trong thập niên 1960 và hành nghề kiểm soát không lưu tại Saigon để hổ trợ cho những sinh hoạt âm nhạc của mình. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sau đó, trong thập niên 1970, đã trở thành một trưởng ban nhạc của Đài Phát Thanh Quân Đội. Trong thời điểm này, những bản tình ca của ông khá phổ biến, không phải chỉ vì phẩm chất của giai điệu mà còn vì lời nhạc, một phần được phổ ra từ những bài thơ tình của nhà thơ lãng mạn nổi tiếng đương thời, Nguyên Sa. Năm 1978, ba năm sau khi CS xâm chiếm miền Nam, Ngô Thuỵ Miên đã đào thoát khỏi Việt Nam và định cư tại Montreal, Canada. Sau đó ông đã chuyển về Nam Cali và theo học trở lại ngành Điện Toán. Ông vẫn tiếp tục sáng tác những bản tình ca, được trình bày trong cộng đồng người Việt lưu vong hải ngoại.

Nhc “Rac - tim”

Nói về nền âm nhạc của Mỹ cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, không thể không kể đến nhạc Ractim (Ragtime), một thể loại tiên khởi của nhạc Jazz, đặc biệt dành cho đơn ca và thường là có bài bản thay vì ứng biến.  Người biểu diễn và sáng tác hàng đầu của loại nhạc này là Scott Joplin, Texas, một nhạc sĩ da đen đồng thời cũng là một dương cầm thủ, một thời chuyên trình diễn tại các nhà chứa ở St. Louis và Chicago trước khi chuyển về định cư tại New York. Joplin cũng là người sáng tác bản nhạc kịch Ractim đầu tiên, “A Guest of Honor”.  

Nhạc Ractim khá phổ biến trong giai đoạn từ 1895-1920, trước khi những thể loại khác của nhạc Jazz bắt đầu chiếm lĩnh sân khấu âm nhạc Mỹ quốc. Nhạc Ractim đã hồi sinh trở lại trong thập niên 1970 do công đầu của nhà dương cầm thủ và âm nhạc học Hoa Kỳ, Joshua Rifkin, khi âm nhạc của Joplin được sử dụng trong bộ phim The Sting.  Nhạc Ractim như thế đã giúp đưa vào cuộc sống những đoạn đời, những gian truân thử thách, những khổ nhọc và vinh quang của một quốc gia trẻ trung vừa trỗi dậy từ bóng đen của cuộc nội chiến, đang cất cánh trong nỗi lạc quan. Nhạc Ractim đồng thời cũng phản ảnh cơ cấu của một xã hội đang phấn đấu để có thể thanh thoả với nhịp độ gia tăng các di sản đa văn hoá, trong vị thế của một đại cường đang lên. Khi nói đến Rag –như một danh từ- có nghĩa là một bản nhạc Ractim, và như một động từ -to Rag- có nghĩa là đang chơi nhạc Ractim.


Miss Saigon
Li Vit: Uyen Niocle Duong

Vở nhạc kịch sản phẩm Broadway này, môt tái tạo của Madame Butterfly sử dụng bối cảnh chiến tranh Việt Nam, đã là nguồn gốc của nhiều tranh cãi. Trong khi nhằm xây dựng sự nghiệp sân khấu cho người nữ nghệ sĩ Phi Luật Tân vừa đoạt giải Emmy Award, Lea Salonga, vở nhạc kịch đã gây sôi nổi công luận người Mỹ gốc Á với nhiều cảm xúc khác biệt. Trước tiên, tuy rằng vở nhạc kịch xây dựng chủ đề chung quanh hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam, các nhân vật trong Miss Saigon không hề có lấy một ca sĩ Việt Nam (ngoại trừ một nhân vật đóng thay), một sự kiện cho thấy là dưới mắt các nhà sản xuất Miss Saigon, cộng đồng người Mỹ gốc Việt thiếu vắng những tài năng có thể đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm nhặt của Broadway. Thứ hai, các nhà vị chủng người Mỹ gốc Việt đã phê bình vở nhạc kịch này là đã tạo ấn tượng tiêu cực khi mô tả người phụ nữ Việt Nam như là những gái bán “ba” cho những người lính viễn chinh Mỹ khai thác tình dục rồi vứt bỏ -những gì người ta thấy xuất hiện trên sân khấu là một tốp múa gồm những thiếu nữ Việt Nam ăn mặc hở hang, ye^u duong lính Mỹ.

Vở nhạc kịch đã là một thành công về số lượng vé bán tại cả Anh lẫn Mỹ, trong đó có những hoạt cảnh gây ấn tượng chẳng hạn như người ta đã mang cả trực thăng thật lên sân khấu để miêu tả sự sụp đổ của Saigon, cảnh những ca sĩ/vũ công trong mặt nạ màu đỏ khiêng bức tượng lớn của Hồ Chí Minh, và chiếc xe Cadillac tráng lệ lướt qua sân khấu tiêu biểu cho nhà nghệ sĩ Broadway Johnathan Price trong American Dream. Dàn bè nhạc gây sửng sốt của Miss Saigon -- giấc mơ của Cameron MacKintosh về một nhạc khúc linh động hơn tiếp nối Les Miserables -- khi được cất lên bởi giọng hát đầy xúc cảm của người nghệ sĩ vừa mới bước chân vào sân khấu Broadway, Lea Salonga, đã làm cho những trái tim của thính giả Mỹ thổn thức, ứa lệ. Để qua một bên những tranh cãi về chính trị, vở nhạc kịch Miss Saigon đã được nhắc nhở bởi nét hoành tráng của sân khấu, những tuyệt vời của bè nhạc và lời ca, và với câu chuyện não lòng của nó -chuyện tình của một cô gái bán ba Việt Nam bị bỏ rơi  đang chết cho đứa con lai  hai giòng máu của mình.

Điều mà người ta ít được biết đến là nhạc sĩ Claude Michel Schonberg và nhà soạn lời nhạc kịch Alain Boublilđã lấy cảm hứng trước hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam nghèo khổ đã gạt nước mắt đẩy những đứa con thân yêu của mình lên chiếc máy bay đi đến Mỹ với hy vọng chúng sẽ có được một đời sống tốt đẹp hơn. (Trong nhiều xuất phẩm, vở nhạc kịch đã được bắt đầu bởi một phóng ảnh chiếu lại những hình ảnh thực về trẻ thơ Việt Nam và thuyền nhân tỵ nạn, trước khi tấm màn nhung được kéo lên). Nhóm nhạc sĩ và viết lời ca đã liên hệ những hình ảnh này với câu chuyện của Madame Butterfly. Lời nhạc nguyên thủy cho Miss Saigon được viết bằng tiếng Pháp sau đó đã được  Richard Maltby, Jr. mô phỏng qua Anh ngữ Khi nhóm sản xuấtMacKintosh muốn đưa phần âm nhạc này lên sân khấu Luân Đôn và Broadway sau khi vở nhạc kịch Les Miserables gặt hái thành công lớn lao. Điều được xem là hình ảnh tạo ấn tượng tiêu cực chung quanh chuyện “Gái Việt bán ba - Lính viễn chinh Mỹ” có thể được hiểu như là sự biểu lộ những oán giận còn sót lại của người Pháp trong “sứ mệnh khai hoá”, chống lại sự thất bại của việc Hoa Kỳ dính líu vào Việt Nam và tất cả những gì mà người Pháp xem như là huyền thoại Mỹ tại vùng Đông Dương thuộc Pháp trước đây.

Trong số những bản nhạc hay nhất trong dàn bè nhạc kịch Miss Saigon phải kể đến khúc đơn ca nữ The Movie in My Mind (hát vo’i ban ho.p xuo’ng giọng nữ), mô tả hình ảnh cô gái thơ ngây Kim được cài vưong miện như là tân Miss Saigon sau khi bước chân vào nghề bán ba; khúc song ca The Last Night of the World (được hát trong tiếng nhạc trầm buồn tinh tu’ của saxophone), miêu tả đêm sống chung giữa Kim và người tình lính Mỹ; và khúc đơn ca nam Why God Why, miêu tả hình ảnh người lính viễn chinh Cris đang bối rối vì yêu.

Vở nhạc kịch này đã bắt đầu một đợt lưu diễn mới tại Anh vào năm 2004 (Kể từ buỗi diễn ra mắt tại Luân Đôn vào năm 1989, Miss Saigon được xem như là vở nhạc kịch thành công thứ ba trong lịch sử nhạc kịch của sân khấu Anh). Vở nhạc kịch này đã được biểu diễn trên 18 quốc gia với 9 ngôn ngữ khác nhau, đã đoạt 30 giải thưởng nghệ thuật và đón nhận hơn 31 triệu khán giả thưởng ngọan trên khắp thế giới. Tính đến hôm nay, vở nhạc kịch này đã thu vào được 950 triệu bảng Anh.  

Vài Nét V Nhc Sĩ LÊ TUYÊN


Autumn Leaves DNN C1997 watercolor on paper


LOVING YOU IN FALLING LEAVES
*Li Anh: Uyen Nicole Duong

Love is what sets me free
Like those falling leaves
When autumn is here
Love is what makes me fly
into Heaven’s sky
with you by my side
Here’s looking at you
Seeing your face
Holding you close
The seasons go
Autumn may pass
Our love will last

Love will bind me to you
making dreams come true
Oh those falling leaves
Leaves dancing in the air
celebrating you and me, forever
I give you those falling leaves
Hoping that autumn will tell
the tale that my soul will spill
the tune that my heart will play

Sau một thời gian dài sống và làm việc qua các ngành nghề quản trị bệnh viện, kế toán và kỹ thuật, Lê Tuyên bắt đầu chú tâm vào việc sáng tác nhạc song song với việc dạy dương cầm. Trưởng thành trong một gia đình gồm những nhạc sĩ sáng tác và biểu diễn nổi tiếng tại Việt Nam, Lê Tuyên luôn giữ cho mình một phong cách riêng và độc đáo. Lúc trẻ, ông đã theo học dương cầm từ những nhà nhạc sĩ truyền giáo và từ đó tiếp tục tự tập luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, đặc biệt là trong lãnh vực sáng tác. Những sáng tác của ông là sự hoà trộn những đặc tính của dòng nhạc tiền chiến Việt Nam (trước 1954) với dòng nhạc cổ điển cũng như tính phổ quát của dòng nhạc đương đại vượt qua mọi nền văn hoá.        

Tính đa dạng và linh hoạt trong âm nhạc của Lê Tuyên được minh họa qua hai nhạc phẩm trình bày trong chương trình văn nghệ hôm nay: Ánh Mắt Năm Xưa (Eyes of Yesterday), chịu ảnh hưởng Latin, và Lá Thu(Loving You in Falling Leaves)* thuộc giai điệu balat.  Hiện ông đang chuyển một số nhạc phẩm của mình qua Bossa Nova. 


Hp Khúc: Gic Mơ Hi Hương (Dream in Exile)
và America the Beautiful

To my city of birth
This burdened heart of mine
Is all I can send to you this time
My beloved city
Ha Noi!

(Li Anh: Uyen Nicole Duong)
Vũ Thành là một tên tuổi quen thuộc trong số những nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam, đặc biệt về loại nhạc thính phòng. Giấc Mơ Hồi Hương (Dream in Exile), viết về thủ đô Hà Nội là một bản nhạc nổi tiếng của ông.

Theo khuynh hướng dòng nhạc cổ điển, Giấc Mơ Hồi Hương miêu tả lòng sầu nhớ cố hương của những người miền Bắc di cư khi rời bỏ thủ đô Hà Nội yêu dấu của mình. Nội dung của lời nhạc cho thấy bản nhạc đã được sáng tác trong giai đoạn giải thực của Việt Nam, sau khi đất nước bị chia đôi thành hai miền Nam Bắc, tạo nên sự di dân hàng loạt của người miền Bắc vượt thoát chế độ cộng sản vào Namnăm 1954. Mặc dầu phải lìa xứ ra đi nhưng lòng của họ luôn luôn hướng về hình ảnh của một Hà Nội xinh đẹp trong trí nhớ.

Hai mươi năm sau, người Việt lại thực hiện một cuộc di dân khác khi rời bỏ Việt Nam đến Mỹ sau khi miền Namrơi vào tay cộng sản miền Bắc, năm 1975. Sự kết hợp giữa Dream in Exile với bản nhạc bất hủ America the Beautiful đã chuyên chở một cách trọn vẹn những giấc mơ, niềm hy vọng và lòng hoài nhớ quê hương của những người Việt di dân.

DiĐọc Thơ Văn:

Tác Phẩm Cổ Điển:
FLEURS DU MAL (Hoa Đắng) của Charles Baudelaire

Fleurs du Mal (tạm dịch “Hoa Đắng”)  xuất bản lần đầu tiên vào năm 1857 được xem là một bước ngoặt quan trọng trong trường phái tượng trưng và hiện đại của nền văn học Pháp. Bị kết án là sa đọa và khiêu dâm, không những tác phẩm này đã từng bị cấm phổ biến mà cả tác giả, người trách nhiệm xuất bản lẫn nhà in đều đã bị truy tố ra toà về tội “xâm phạm thuần phong mỹ tục”. Tất cả đều bị kết tội khiêu dâm và phỉ báng. Kết quả của bản án này là Charles Baudelaire đã bị phạt 300 francs, 6 bài thơ trong tác phẩm  bị đục bỏ và lệnh cấm phổ biến tại Pháp chỉ mới được thu hồi gần 100 năm sau, năm 1949!  Tuy nhiên, khi đọc xong Hoa Đắng, văn hào Victor Hugo đã phải tuyên bố rằng Baudelaire đã tạo nên một sự kinh hoàng mới trong văn chương-"un nouveau frisson".

Là một trong những nhà thơ vĩ đại của Pháp thuộc thế kỷ thứ 19, Baudelaire đã được xem là “cha đẻ của chủ nghĩa phê bình hiện đại”, người đã làm chấn động thời đại ông với những thị kiến về thèm khát và suy tàn. Cùng với Stéphane Mallarmé và Paul Verlaine, bộ ba này được gọi là “những kẻ sa đọa”. Baudelaire đã biện luận rằng hư đốn là chuyện tự nhiên trong cái ích kỷ của con người, trong khi đức hạnh chỉ là lớp sơn giả tạo bởi vì con người đã phải kiềm chế những thôi thúc tự nhiên của mình để được xem là người tốt. Như vậy kẻ dám sống thật sự, theo Baudelaire, là người phóng dật, vượt qua đạo đức đời thường, sống một cuộc đời không chủ định.

Charles Baudelaire chào đời tại Paris, cha là một nhà tu xuất và mẹ là mộ cô gái mồ côi. (Họ kết hôn lúc ông đã 60 và bà 26 tuổi). Thời nhỏ Baudelaire cứ bám theo mẹ, đã bị đuổi ra khỏi trường học. Mặc dầu đã bắt đầu bước vào con đường văn chương rất sớm, Baudelaire cũng đã ghi danh theo học Trường Luật -École de Droit, vào năm 1840. Người ta đồn rằng ông đã nghiện thuốc phiện và mác bệnh giang mai. Chỉ là chuyện tự nhiên khi ông không hề hoàn tất xong chương trình Luật học. Cuộc đời của ông chìm ngập trong gánh nặng của nợ nần và tuyệt vọng. Mặc dầu trong hoàn cảnh khó khăn, ông cũng đã thực hiện một cuộc du hành qua Ấn Độ vào năm 1841 (có thể do đó mà người ta tìm thấy những nét ảnh hưởng Đông phương trong Hoa Đắng), và vào những năm cuối của thập niên 1840, ông bắt đầu tham gia vào những sinh hoạt chính trị, đặc biệt là dự phần vào cuộc cách mạng 1848, cùng sáng lập tờ nhật báo Le Salut Public và chống đối cuộc đảo chánh  của Louis-Napoleon Bonaparte, tháng 12 năm 1851.

Mặc dầu  Baudelaire được mọi người biết đến như là một nhà thơ, các tiểu luận phê bình nghệ thuật, phân tích thẩm mỹ của ông cũng được các nhà nghiên cứu lưu ý. Ông đồng thời cũng chuyển dịch những tác phẩm của Edgar Allan Poe một cách say mê. Ở Poe ông đã phát hiện ra những nét tương đồng với mình. Baudelaire tự xem mình như là một thiên thần gãy cánh bị đọa lạc xuống đời. Yêu, ông viết, cũng có nghĩa là sự đánh mất thơ ngây- thu’ dau thuong "faire l'amour, c'est faire le mal." Cuối đời, nhà thơ lâm trọng bệnh, phải vào sống trong một viện điều dưỡng và qua đời ngày 31 tháng 8 năm 1857 trong vòng tay của người mẹ tại một bệnh viện ở Paris.

Hoa Đắng của Baudelaire đã ảnh hưởng sâu xa đến cả một thế hệ thi ca cuối thế kỷ thứ 19, lúc mà chủ nghĩa”nghệ thuật vị nghệ thuật” lên đến đỉnh cao. Nhà thơ có khuynh hướng tôn giáo T.S. Eliot đã nhìn tính cách “xấu xa” của Baudelaire như là sản phẩm của một niềm tin không trọn vẹn: “Những gì có ý nghĩa về Baudelaire chính là thuyết lý về ngây thơ vô tội” .


TÁC PHẨM MỚI: VĂN CHƯƠNG HƯ CẤU và THƠ


Daughters of the River Huong  (Người Con Gái Sông Hương) của Uyen Nicole Duong là một tiểu thuyết lịch sử viết về câu chuyện của một thứ phi triều Nguyễn và những hậu duệ của bà, trải dài qua bốn thế hệ phụ nữ Việt Nam trong cùng một gia tộc (1910-1994). Sử dụng Fleurs du Mal để mở đầu tác phẩm và thơ Baudelaire như là một chủ đề quán xuyến, Uyen đã mô tả lại sự ám ảnh cấm kỵ và chuyện tình của một nguoi da`n o^ng lớn tuổi Pháp với một cô gái trẻ Việt Nam. đồng thời Uye^n cũng miêu tả những mâu thuẫn đạo đức về những quyết định trong một đời sống phức tạp khi nhân vật nữ của tác phẩm đã phải phấn đấu để sống còn trong bối cảnh của một cuộc chiến tàn bạo.
   
Do Ravensyard Ltd xuất bản và phát hành năm 2005, tác phẩm này đã được đưa vào chính khoá trong chương trình Nghiên Cứu về Việt Namcủa Đại học Yale cũng như được liệt kê vào danh sách Forbes Book Club. Ấn bản tiếng Việt hạn chế của tác phẩm này, du.a tre^n ba?n da`nh rie^ng cho gio'i phe^ bi`nh truo'c khi phát hành, dduo.c pho^? bie^'n ha.n che^' vào tháng 9, 2005, hiện đã tuyệt bản. Tác giả hiện đang thương thảo để cho tái bản tác phẩm này dưới dạng bìa cứng.
Cover  Womanhood:  Love, Life and Exile
DNN C1998, 2006 
watercolor on paper digitally inverted

Love, Life & Exile, One Woman’s World (Tình Yêu, Cuộc Sống và Lưu Đày) Đây là một tuyển tập song ngữxuat ban duoi ten PenASia Production Ltd. Tác giả hiện đang thương thảo với chi nhánh của Amazon.com để phát hành tác phẩm này. Tuyển tập bao gồm một số sáng tác ưng ý trong suốt hơn ba mươi năm làm thơ (1974-2006), của Uyen Nicole Duong.


Vài NÉT V NHNG NGƯỜI BIU DIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
(Theo Th T Xut Hin)

 Uyên Nicole Dương là bút hiệu và tên sân khấu của Wendi Nicole Duong (tên thật Dương Như Nguyện). Là một luật sư va giáo sư Đại học Luật, ba` vie^’t văn, la`m tho, ve~ tranh, và là cựu sinh viên học viện AmericanAcademy of Dramatic Arts.  Trong thập niên 1990 bà la`diễn viên du’ng phi’a sau (understudy) trong nhie^`u nha.c ki.ch, da?m nha^.n pha^`n mu'a va` ha't, dde^? tra'nh kho^ng le^n sa^n kha^’u, co' the^? ga^y a^’n tuo.ng tie^u cu.c ve^` phu. nu~ Viet Nam (ba` la` lua^.t su co^ng to^' vie^n lie^n bang va` la` tha^?m pha'n).

Lê Tuyên nguyên là một nhân viên điều hành bệnh viện tại Denver. Ông là một nghệ sĩ biểu diễn nhạc cổ điển và sáng tác, hiện đang dạy dương cầm ta.i gia và cư trú tại WestminsterColorado

Kim Mai là một nhà địa ốc và là một khuôn mặt quen thuộc tại Denver, thường xuất hiện trong các sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Denver.

Trước khi đến Mỹ, Thanh Bình đã từng đoạt giải trong cuộc tranh tài ca sĩ tại thành phố SàigònVietnam. Cô cũng thường xuất hiện trong các dịp sinh hoạt văn nghệ trong cộng dồng người Việt tại Denver.

Robert Hardaway là một luật sư và giáo sư Đại học Luật Khoa Denver, đồng thời cũng là tác giả của nhiều sách giáo khoa luật học, nguời viết phiếm luận/bình luận, tieu thuyet gia, và cũng là một dương cầm thủ.  

Denise Jobin la dieu hanh vien cho chuong trinh luat hoc quoc te cua dai hoc Denver.  Co duoc dao luyen ve am nhac va san khau o dai hoc Northwestern va hien gio dang hat cho ca doan Fatima o LakewoodColorado.  

Ryan Belinak là một nghệ sĩ được đào luyện để hát giọng nam cao. Ông chơi dương cầm và làm việc tại Cherry Creek, Denver, Colorado.  Ryan đã từng biểu diễn trong nhiều chương trình nhạc sống trên khắp nước Mỹ.

NHNG NGƯỜĐỌC SÁCH:

Lua^.t Su Bich Nga Miller, Ch tch Hi Ph N Thin Nguyn VNam tDenver.

Duoc Si Lan Anh la tha`nh vien cua Hoi Phu Nu Thien Nguyen Viet Nam tai Denver

O^ng Tra^`n Hoa`ng Phu', Cu hc sinh Trung hc Petrus Ký, thường trú ti Louisville, Colorado.

O^ng Dinh Phuc Van, Nguyên giáo sư Anh Văn ti Trường Võ B Quc Gia Đà Lt, tt nghip Southern Illinois University at Carbondale, nguyen la ban giang huan  (ho^`i huu) ca S Hc Chánh Denver, thường trú ti Aurora, Colorado.

Tie^'n Si~ Nguye^~n Van Duong, gia?ng da.y nga`nh ky~ su da.i ho.c Colorado. 

 VÀI NÉT GiỚI THIU VE^` NEWMAN PERFORMING ARTS CENTER, TRƯỜNG ĐẠI HDENVER

NHÀ HÁT HAMILTON
Hamilton Theatre là hội trường trình tấu âm nhạc của Phân khoa Âm Nhạc Lamont School thuôc trường Đại học Denver. Trong hai hội trường của Newman Performing Arts Center tọa lạc tại góc đường Iliff Avenue và South University Boulevard, thì hội trường này tương đối có quy mô nhỏ hơn. 
Hội trường June Swaner Gates Concert Hall với 977 chỗ ngồi dành cho việc biểu diễn đại hoà tấu/nhạc kịch với khoang nhạc nhô lên và cảnh phông sân khấu rộng 100 fts khiến khán giả có thể nhìn thấy sân khấu rõ ràng dù ở bất cứ góc độ nào đồng thời được thiết trí một hệ thống âm thanh với độ vang âm đặc biệt có thể điều chỉnh dễ dàng.
Hội trường Frederic C. Hamilton Family Recital Hall với 240 chỗ ngồi, hàng năm được dùng để tổ chức hơn 150 cuộc biểu diễn độc tấu của Lamont School of Music. Hội trường này cũng được sử dụng cho những hội nghị, đại thính đường hơạc các buổi nhạc thính phòng. Một dàn đại phong cầm 56-rank, 3,000-pipe của Schuke Orgelbau Berlin cũng được thiết trí tại hội trường này cùng với các hệ thống thiết bị kỹ thuật đèn chiếu, âm thanh đặc biệt.  Hội trường này là nơi biểu diễn độc tấu chính của thành phần giảng huấn và sinh viên phân khoa âm nhạc  Lamont School of Music, nhưng dồng thời cũng được cho bên ngoài thuê muớn. Nhạc thính phòng, độc tấu, hoà tấu dương cầm và phong cầm có thể được thực hiện tại đây. Trong những dịp đại hoà nhạc, nếu cần, máy nâng có thể mang lên cây đại dương cầm Steinway từ kho chứa dương cầm ở phía dưới sân khấu. Dàn cửa sổ Clerestory làm tăng thêm vẽ mỹ quan của hội trường này.



Hội trường Hamilton Hall chia xẻ tất cả những đặc tính chung với tất cả các  phương tiện, cơ sở khác của Lamont School of Music, Trường DH Denver. 

Hệ Thống Âm Thanh Đặc Biệt
Trường ĐH Denver với sự trợ giúp của các chuyên gia âm thanh học từ Kirkegaard Associates mà mục tiêu chung là thiết trí một cơ sở mang tầm vóc quốc tế với hệ thống âm thanh có độ vang âm đặc biệt  Trung tâm Newman Center được thiết kế như là một loạt các cao ốc độc lập được tách rời nhau bằng những vách cách âm dày 2 inch. Khoảng cách này tạo nên một khoảng không có khả năng làm giảm thiểu độ rung di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.  Thế nên tại Trung tâm Newman Center người ta có thể thực hiện cùng một lúc  các cuộc biểu diễn, tập dượt khác nhau mà âm thanh không hề bị nhiễu loạn. 

Một Cơ Sở Với Kỹ Thuật Hiện Đại
Trung Tâm Newman Center sử dụng các kỹ thuật hiện đại và tối tân nhất trong lãnh vực truyền thông và các trang thiết bị về thính thị.  Mỗi một cuộc trình diễn, thực tâp đều được truyền trực tiếp đến phòng thu âm, tọa lạc tại tầng dưới của  sảnh đường Trevorrow Hall. Từ những cuộc biểu diễn của các nghệ sĩ quốc tế  tại hội trường Gates Hall, cho đến những cuộc trình tấu của nhân viên giảng huấn hay sinh viên tại bất cứ phòng tập dượt nào, mỗi phòng đều được trang bị hệ thống ghi âm cókả năng sản xuất những thành phẩm có phẩm chất chuyên nghiệp. Các phòng học được sử dụng kỹ thuật "smart-to-the-seat" mà mỗi ghế ngồi trong từng lớp học của toàn thể cao ốc đều có hệ thống để gắn điện và nối mạng với máy điện toán.

Một "All-Steinway School"

Phân khoa Âm nhạc Lamont School of Music đã trở thành "All-Steinway School" thứ 27 sau khi hoàn tất mỹ mãn chiến dịch mua sắm 85 cây đàn dương cầm của công ty Steinway Piano Company. 

No comments:

Post a Comment