ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Tuesday, January 29, 2013

FATALISM AND TRADITIONS IN "DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG" -- Thân Phận, Định Mệnh Và Truyền Thống Trong "CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG"

LITERARY CRITIQUE Phê bình và phân tích văn chương
Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS
January 25, 2013  6 Binh Luận

Cuốn tiểu thuyết Mimi and Her Mirror (Mimi và Tấm Gương Soi) của Uyên Nicole Duong (Dương Như Nguyện) viết bằng tiếng Anh, do AmazonEncore, thuộc công ty Amazon Corporation xuất bản, đã đoạt giải nhất trong cuộc thi giải thưởng sách quốc tế 2012 (International Book Awards 2012) dạng tiểu thuyết đa văn hoá (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California.
Hàng chục ngàn tác phẩm khắp thế giới, được viết bằng Anh ngữ đủ loại, tiểu thuyết cũng như nghị luận, đã dự thi giải thưởng này. Một số các tác phẩm đoạt giải được xuất bản bởi các nhà xuất bản truyền thống hoặc kỳ cựu của Mỹ như Turner Publishing, Harper-Collin, Penguin Portfolio, AmazonEncore.
Cuốn truyện Poscards From Nam cũng của tác giả Uyen Nicole Duong, do AmazonEncore xuất bản (Lưu ý: Ấn bản tiếng Việt Bưu Thiếp Của Nam do Giáo sư Đoàn Khoách Thanh Tâm dịch và Văn Mới xuất bản năm 2009), chiếm hạng nhì (finalist), trong cùng phân loại tiểu thuyết đa văn hoá. Vậy là một nhà văn Việt Nam đã chiếm giải trong giải thưởng International Book Awards năm 2012.
Hai tác phẩm được chọn cho giải thưởng này nằm trong bộ ba tiểu thuyết (trilogy) của Dương Như Nguyện (bút hiệu Uyen Nicole Duong cho các tác phẩm tiếng Anh) do AmazonEncore xuất bản. Bộ ba tiểu thuyết này mô tả thảm cảnh cũng như đời sống của người di dân gốc Việt sau năm 1975, trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam chấm dứt với sự sụp đổ  của Sàigòn.
Amazon Corporation đã quyết định đem 2 cuốn sách của Dương Như Nguyện vào dự thi giải thưởng này. Việc AmazonEncore tham dự thi xẩy ra trong thời gian tác giả đang phục vụ chương trình Fulbright ở ngoại quốc qua sự bảo trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vì thế chính tác giả cũng không biết là tác phẩm của mình đã đoạt giải, cho đến nhiều tháng sau, khi bà đã kết thúc chương trình Fulbright và quay trở lại Mỹ.
Ba`i pha^n ti'ch sau da^y no'i ve^` tie^?u thuye^'t dda^`u tie^n trong bo^. ba tie^?u thuye^'t na`y.
Thân Phận, Định Mệnh Và Truyền Thống Trong CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG
Trước khi đi sâu vào hình thức và nội dung Con Gái của Sông Hương (CGCSH),[1] vốn là bản Việt ngữ của nguyên tác Daughters Of The River Hương,[2] chúng ta nên ghi nhận rằng tác phẩm này là “một sản phẩm tưởng tượng của tác giả. Mọi trùng hợp ngoài đời đều hoàn toàn ngoài ý muốn của người viết.”[3] 
Lập trường đó nhắc tới hai việc: (a) phân biệt các nhận vật trong truyện với các nhân vật hiện hữu ngoài đời, và (b) đồng thời phân biệt các tác nhân đó với tác giả, dù có phần nào trùng hợp về tên tuổi, hoặc liên hệ xã hội.[4] Tác giả của cốt truyện về gái giang hồ, kẻ bạo dâm, tay tướng cướp, người anh hùng vẫn chỉ là con người bình thường, không mấy nhơ bẩn, táo bạo, khủng khiếp, hoặc cũng không đáng kính trọng, tôn thờ chỉ vì họ đã đem những nhận vật đó, những tư duy, hành động đó vào tác phẩm của họ.  Nếu những tác nhân này được tả linh động, “như thật”, là do tài sáng tạo của tác giả, chứ không phải là vì “họ giống tác giả,” hoặc tác giả phải “từng sống như vậy” mới thấu hiểu được hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện.  Trong những trường hợp tương tự, sáng tác, viết lách cũng như diễn xuất, đều là những trạng thái tạo dựng, thực hiện những gì tác giả linh cảm, nhận xét và hội nhập chung quanh mình.  Tác giả lúc đó chỉ là người kết giao sự thật ngoài đời với hư cấu trong tác phẩm.
Thân Phận: Sáng Tạo Phát xuất từ Ao Ước Bù đắp Hiện Hữu
Đôi khi sáng tác còn phát xuất từ ao ước bù đắp cuộc đời, dưới hình thức thăng hoa nếp sống hoặc thực hiện cái không hiện hữu: nói lên sự thiết tha của tình yêu hoặc tả táo bạo về khoái lạc thể xác cũng chỉ vì hưởng thụ tình yêu, dù là tinh thần hay thể xác đều không phải là việc thông thường, sẵn có.  Như vậy, sáng tác chỉ là cách bù đắp lại cái vắng vợi, bất toại trong cuộc đời mà thôi.  Nếu tất cả là toàn hảo, là toàn mỹ, toàn thiện, thì chúng ta không cần tới văn học nghệ thuật, tới sáng tạo, mà chỉ cần trân trọng tiếp nhận và thụ hưởng những đặc ân đó.  Thiên Đường và cõi Niết Bàn chắc không hề có văn học nghệ thuật, hoặc không cần người làm văn học nghệ thuật, vì chả còn gì thấy cần để ca tụng, để tiếc nhớ, để đam mê.  Chỉ trên cõi trần gian này, trên mảnh đất loài người, trên không gian và thời gian của đổ vỡ, mất mát, thất vọng, đau đớn mới cần tới sáng tạo, mới cần bù đắp bằng trào lực văn học nghệ thuật.
Đó cũng là ý nghĩa và cứu cánh của tác phẩm Con Gái Của Sông Hương của Uyen Nicole Duong (tên thật Dương Như Nguyện).  Ở đây, tác giả một lúc phải đương đầu với hai sứ mạng: sáng tạo và xác định ý nghĩa cuộc sống qua ba tín hiệu:[5] thân phận, định mệnh và truyền thống, ẩn dụ trong tác phẩm.

FINDING OUR BOND IN THE THREE COLORS OF DAISIES -- "Anh ơi tình nghĩa như hoa cúc"

VISUAL POETRY Tranh thơ: 

Ba sắc màu hoa cúc

VÀNG
"Anh ơi tình nghĩa như hoa cúc"
Tình  phai  cha(ng, nghĩa vẫn còn
Thiên  anh đi, em vẫn đợi
Bên cửa hoa vàng hết tuổi son


TRẮNG
Tình nghĩa như làn hương cúc trắng
Ươm cho trà nóng uống dùm em
Rơi chút sương hoa vào tĩnh mặc
Cúc sẽ thay em cạn nỗi niềm


TÍM
Tình nghĩa biến hoa thành sắc tím
Tím như dòng mực viết tình duyên
Em vẫn  ngày anh trở lại
Đề dỗ cho đời giấc ngủ 
yên


DNN copyright Nov 2012

LISTING ON ASIAN LAW ONLINE

RESEARCH NEWS AND MISCELLANEOUS Thông báo và nghiên cứu linh tinh: 

NOTE FROM WENDY (UYEN) NICOLE NN DUONG:  I just discovered that Asian Law Online lists my research work and that of my father together (apparently because of our last name). Thought it was something nice to share with you: father and daughter are listed as scholars in the same place, on similar topics.  We did not plan it that way; it just happened!
...
Duong, Duc Nhu (1979). Education in Vietnam under the French domination (Microform): 1862-1945. Ann Arbor, Mich.: University Microfilms International.

Duong, Wendy N. (1994). Vietnam's Continuing Reforms: New Business Bankruptcy Law
In East Asian Executive Reports, 16(4), p. 7.
Location: Legaltrac

Duong, Wendy N. (2001). Gender Equality and Women's Issues in Vietnam: The Vietnamese Woman - Warrior and Poet
In Pacific Rim Law and Policy Journal, 10, p. 191.
Location: Westlaw
...
SOURCE:  Asian Law Center, University of Melbourne, Australia http://www.law.unimelb.edu.au/alo_bibliography/browse.asp?l=a&j=&c=19&o=a&p=17. 

WISHES FOR THE NEW YEAR -- CHÚC MỪNG NĂM MỚI LỜI NGUYỆN CUỐI NĂM




Co^ vu~ nu~ cu?a to^i ddu)'ng tre^n kia se~ mang lo`i chu'c da^`u na(m 
dde^'n cho quy' vi.

A WISH FOR THE NEW YEAR
LỜI NGUYỆN CHO NĂM MỚI 2013

GHI CHÚ:
Đây là lời kể chuyện và đồng thời trả chút ân nghĩa qua câu thơ dùng để vinh danh những phụ nữ hiếm hoi đã đem son phấn điểm trang đời, nhưng cũng đã biết lau son phấn để xả thân giúp đời khi cần thiết.

Tranh và thơ trên đây (ngoại trừ bức hình Hoa Súng) là tác phẩm của DNN gửi tặng hai bạn H2 trong ngày cuối năm; đây là lời nguyện cho buổi tối cuối năm chuyển tiếp qua năm mới 2013 (New Year's Eve), xin gửi tặng chung độc giả Việt Nam và nhất là chia xẻ với một số ít bạn gái đã có lòng với tôi.

DNN New Year's Eve copyright  2012

RELEASING THE MUSIC OF LANGUAGE

LITERARY CRITIQUE Phê bình và phân tích văn chương 


NOTE FROM UYEN NICOLE DUONG:  I came across this review online and would like to share this with you. I am moved by the insightful and encouraging comments by readers on amazon.com about my literary works. They keep me writing on...This reviewer understands and describes the scenes and details rarely spoken of by others in the public domain: the unknown African American soldier who donated blood during the Vietnam War, and the scene at the hospital Tu Du, where the narrator, young Mimi, first learned the hardship and sorrow of poor Vietnamese women giving birth in an urban public hospital, in the middle of a guerrilla war that took place primarily in the countryside... I am grateful to Ann Hite, who wrote this review and posted it for the net community. By reprinting it here, I would like to acknowledge how important her review is to me, by sharing her comments with other readers and particularly Vietnamese readers (see my Vietnamese note below). She compared my novella to music, my great love in life, and recognized the importance of short fiction in our modern a world where, sadly, we are forced to witness the decline of the popularity of the literary art. 

Tôi rất vui mừng chia xẻ với bạn đọc tiếng Việt bài phân tích và phê bình dưới đây của một độc giả Mỹ, bà Ann Hite, đã chú ý và nói lên những chi tiết và "scene" mà tác giả rất chú trọng trong cuốn truyện nhỏ, Bưu Thiếp Của Nam (đa số độc giả không nhắc đến những chi tiết này). Tôi không hề biết bà và nhà xuất bản cũng không hề yêu cầu bà phê bình. Bài phê bình này rất ngắn và gọn nhưng vô cùng xúc tích, đầy đủ dẫn chứng khi cần thiết, đã cho thấy tầm ảnh hưởng nhỏ nhoi, nhưng được cảm nhận của việc tôi làm trong lòng quần chúng Mỹ. Tôi trân trọng cám ơn những trái tim và khối óc đã hiểu tôi và những gì tôi muốn nói...Bà Hite cũng đã nhắc đến một điều quan trọng trong nghệ thuật văn chương và tiểu thuyết: "Tiểu thuyết ngắn rất cảm động này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của nghệ thuật viết truyện ngắn trong thế giới văn chương."
 

   
Postcards from Nam
Buy this book
Fiction 
Releasing the music of language

Postcards from Nam
By Uyen Nicole Duong
Amazon Encore
Reviewed by Ann Hite

Postcards from Nam is a stirring, haunting book. Mimi is a Vietnamese refugee who at the age of twelve escapes the fall of Saigon in April of 1975 by securing a place on one of the overcrowded American transport planes. Her father secures the family's passage to the United States from their refugee camp in Thailand. Over the years in her new life, Mimi sheds her Vietnamese name and childhood memories. She is the poster child for living the American dream and grows up to attend Harvard Law School.

Then the postcards arrive one at a time: handmade paper with intricate drawings, both disturbing and beautiful at the same time. Always they are postmarked Bangkok and signed Nam. Mimi begins her quest to discover who Nam is and what he wants from her.

In one of Mimi's childhood memories, we see her only a year or so before the fall of Saigon. She stands in the public hospital--not a place her family is accustomed to--waiting to hear of her mother's condition after a terrible miscarriage. Women are lined up on the floor in different stages of labor. Ms. Duong takes readers into the emergency room where they can smell the scent of birth, feel the heat of the bodies, and see the pain on the faces of the women.

Finally the news comes that Mimi's mother will survive with a blood transfusion. The blood--a rare type of her country--is donated by an African American soldier. Mimi's grandmother begins a campaign to discover his identity:

My grandmother kept on asking. She wanted the soldier's identity even if he had died. She would keep his name, age, and hometown on the family's altar and burn an incense stick for him every day. The medical interns did not take her seriously. What was wrong with this country, she complained. So much had happened in the war people had forgotten the importance of gratitude.
Postcards from Nam not only takes the reader into Saigon's war years, but just as importantly deals with the survivors and their memories. The author gives us a looking glass through which to view the culture then and now. The beauty and violence becomes a metaphor for the stories that insist on being told as if they have lives of their own. 

This moving novella is proof of how important short fiction is to our literary world. I strongly recommend readers to purchase this book and release the music of this language into the world.
1 comment:
debi o'neille said...
 
You sold me. I'm going to buy the book now.

Best,
Debi

Monday, January 28, 2013

FICTION: MY FATHER'S ACCORDION -- Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi


EXCERPTS FROM FICTION Trích từ truyện sáng tạo:
Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi
Truye^.n nga('n
Dương Như Nguyện
copyright 1996, 1999, 2013

Chú thích:  Nguyên tác "My Father's Accordion," do chính tác giả viết lại bằng Việt Ngữ, dùng nguyên tá(c tiếng Việt mới theo chủ trương của Giáo Sư Dương Đức Nhự (thí dụ: dùng chữ "i" thay chữ "y" khi đúng đắn, theo âm và nghĩa).

Thay lời tựa:

Tôi yêu lắm cái linh hồn,
Gọi là tinh thần luân lý giáo khoa thư
Vất vưởng theo bước chân người Việt Nam tị nạn
Tôi luôn tìm chỗ nương náu
Cho cái linh hồn mờ phai ấy
Trong xã hội nhiễu nhương này
Hôm qua, hôm nay, ngày mai, và nhiều ngày sau nữa.
Tôi đã bắt đầu và tiếp tục cuộc hành trình.
Vào nước Mỹ thênh thang
Tôi đi,
Nương theo linh hồn luân lí giáo khoa thư của Việt Nam nhỏ bé
Đi mà nhớ mãi,
Tiếng đàn của một ông giáo,
Ôi tiếng Phong Cầm của Bố Tôi.


Tên tôi là Dương Thị Như Hoài An. Ở Mĩ tôi mang tên Ann Dương. Tôi là con gái một ông giáo dạy văn chương, sinh ngữ. Bố tôi là một người tị nạn Việt Nam. Ông dạy học suốt đời. Sang Mĩ từ năm 1975, bố tôi may mắn hơn nhiều bạn hữu của ông: ông được tiếp tục nghề dạy học. Người Mĩ gọi bố tôi là Dr. Dương.
Tôi không phải là một nhà giáo. Tôi là một chuyên viên kinh tài thị trường chứng khoán. Tôi có tiền bạc sung túc hơn bố tôi, vì tôi không chọn nghề dạy học, dù rằng thời thơ ấu ở Huế, tôi đã từng ôm mộng trở thành giáo sư dạy dương cầm. Năm tôi sáu tuổi, bố tôi để tôi lên yên sau chiếc xe đạp của ông, rồi ông gò người đạp xe đến trường Jeanne d Arc, Huế. Ông phó thác tôi cho Sơ Thanh Tâm Fred Pierre. Bà là người dạy tôi đặt ngón tay lên phím trắng dương cầm lần đầu tiên.
Chiếc xe đạp, thân người mảnh khảnh, cặp kính cận của bố tiô, những vòng bánh xe quay trên con đường im vắng của thành phố Huế, và những phím trắng dương cầm, tất cả trở thành những hình ảnh mờ nhạt khi tôi mạnh dạn xách cặp da đi vào trụ sở Goldman Sachs (*) ở Nữu Ước. Từ đó, tôi quên những con đường im vắng của Huế xưa cũ, quên những phím trắng dương cầm, và quên luôn đời sống của bố mẹ tôi, nhất là của bố tôi, một nhà giáo Việt Nam lưu vong tị nạn. Trong những đêm Nữu Ước sáng rực ánh đèn, tôi ngồi trong văn phòng, đối diện cái máy vi tính, thoáng nghĩ đến bố mẹ tôi. Rồi vội vã kết luận: chắc là bố mẹ tôi vẫn bình an, sau đó lại tiếp tục dán mắt vào cái máy vi tính.
*
Tôi không biết bố mẹ tôi sống như thế nào, nói chi đến việc hiểu được sự mất mát của bố tôi... cho đến ngày tôi từ giã Goldman Sachs để về miền Nam sống bên cạnh bố mẹ. Tôi trở về với bố mẹ vì đã mệt mỏi với nghề nghiệp của mình. Tôi muốn đi tìm phím trắng dương cầm của thời thơ ấụ.
Và trong khi đi tìm phím trắng dương cầm cho mình, tôi bắt gặp, từ quá khứ im lìm, những mảnh đời của bố mẹ tôi...
*


Suốt những năm ở Mĩ, bố tôi làm nghề viết curriculum cho một quận học chánh ở Texas. Viết xong curriculum, ông đem bài vào lớp thực nghiệm cho lũ trẻ con không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, trong những ngôi trường thị tứ (urban) cho con nhà nghèo, rồi ông phải bênh vực bài giảng của mình soạn ra, trước những con mắt phê bình của những nhà giáo dục tiểu bang, đa số là những con người chưa từng bước chân ra khỏi vòng đai tiểu bang Texas, nói giọng eo éo theo cái lối miền Nam. Qua bao nhiêu kiểm điểm, phê bình, bài của bố tôi mới được in ra, trở thành bài học căn bản cho lũ trẻ con nói hai thứ tiếng.
Bao năm nay bố tôi sinh sống bằng nghề dạy học. Ngày lại ngày, sáng nào bố tôi cũng dậy từ năm giờ. Mẹ tôi dậy theo. Mẹ tôi để vào cái túi giấy dầu một cái bánh mì chả lụa, một trái chuối, và một lon sữa đậu nành. Đó là bữa ăn trưa của bố tôi. Sáu giờ sáng bố tôi ra khỏi nhà, cầm theo cái túi giấy dầu, và tài liệu dạy học nằm trong cái cặp da càng ngày càng cũ. (Tính bố tôi ưa sưu tầm, lưu trữ, không thích vứt bỏ cái gì cả. Ông khư khư giữ tất cả những gì ông đã sắm để rồi...tôi biết một ngày kia tất cả sẽ tan biến đi, như lần di tản 1975).
Mẹ tôi than với tôi: “Cha con chán nghề dạy học rồi. Ông chỉ mong về hưu để sang Cali với bạn bè và học trò cũ. Về hưu rồi thì tha hồ mà tán gẫu ở tòa báo Người Việt với Người Chàm, Thế Hệ Hai Mươi với Thế Kỷ Hai Mốt...”
Trong căn bếp hẹp, mẹ tôi sửa soạn túi giấy ăn trưa cho chồng. Tôi nghĩ, chắc bố tôi chán nghề dạy học thật. Khi cầm cặp với túi thức ăn đi ra cửa, mặt ông chảy dài có vẻ đau khổ, đôi mày ông cau lại. Tôi đi làm cho Goldman Sachs có nhiều lúc cũng chán ngán như thế. Quanh đi quẩn lại, hai mươi năm trôi qua, tôi bàng hoàng nhận ra là mười ngón tay mình đã phụ bạc phím dương cầm. Nên tôi đã từ bỏ tiền lương sáu con số mà "lang thang giữa đời ối a biết đâu nguồn cội.” Tôi đi làm, bước chân vào văn phòng với chiếc ví Chanel, với nước hoa và phấn son thơm ngát, còn bố tôi bước chân ra cửa, trĩu nặng trên vai cái nếp sống đơn bạc của nghề giáo. Với tôi, chiếc ví Chanel, nước hoa và son phấn trở thành niềm an ủi, còn bố tôi lấy gì làm an ủi? Nhìn bố tôi chậm chạp trong bếp, tôi mủi lòng. Đời tôi đã có nhiều ngậm ngùi, từ công danh cho đến tình duyên. Bây giờ, trong tuổi già của bố mẹ tôi, hình như tôi phải cưu mang thêm nỗi ngậm ngùi của họ. Tôi chạy vào phòng tìm cái túi Lancôme cũ đưa cho bố tôi để ông làm túi đựng đồ ăn trưa. Tôi nói: "Cho nó lịch sự, bền bỉ hơn một chút, bố ạ."
Từ hôm đó, mỗi sáng bố tôi rời nhà với chiếc cặp da cũ, thêm cái túi Lancôme đựng đồ ăn rất “ốp a” của cô con gái thay thế cái túi giấy dầu. Ông nói với mẹ tôi: “Cái túi Lancôme chắc chắn không bị rách vì lon sữa đậu nành như cái túi giấy dầu.” Mặt ông nom nghiêm trọng như thể đang nói chuyện tương lai nước Việt Nam. Mẹ tôi thì chê cái túi Lancôme nom đàn bà quá.
Bố tôi dễ thương ở chỗ ông lập dị một cách vô tư lự. Thí dụ ông soi gương cắt tóc lấỵ. Có lần, tóc méo một bên không giống ai, ông vẫn tỉnh bơ, tuyên bố, “Hà tiện đồng nào hay đồng ấỵ.” Thế nhưng bố tôi lại rất hồ hởi đi mua tranh của ông họa sĩ Đinh Cường về treo trong nhà làm cảnh.
Khi ông rời nhà, mang theo cái cặp và cái túi, tôi đứng nhìn theo ông, tự hỏi trong cuộc đời nhà giáo, ông lấy gì làm an ủi, thay thế vị trí cái ví Chanel trong cuộc đời Goldman Sachs của tôi?
Nếu bố tôi không thích dạy học nữa, tại sao ông vẫn gương mẫu hơn bất cứ một công dân gương mẫu nào của Mĩ quốc nàỵ Ông phê bình chuyện tôi bỏ việc ở Goldman Sachs: “Nó trả con nhiều tiền thế, sao lại tự dưng xin thôi ?” Ông hay nhận định viec các em tôi và dâu rể có tật làm việc đi trễ về sớm theo ngôn ngữ Bắc Kì: "Chúng mày lạ quá, tao chẳng bao giờ đi làm trễ. Mĩ nó đúng giờ giấc lắm, đi trễ về sớm như chúng mày là bậy, bậy, bậy lắm” Em trai tôi cười trừ, nheo mắt, “Yes, Sir.” Em gái tôi thì nhỏ to: "Bố không muốn bê bối vì bố...sợ tụi nó! Bố mặc cảm Việt Nam quá trời!"
Như một cái đồng hồ báo thức, trong mười tám năm, cứ sáu giờ sáng là bố tôi rời nhà với cặp da túi giấỵ. Bảy giờ sáng là bố tôi đã có mặt tại trường. Trừ khi đau ốm, ông không hề nghỉ một ngàỵ. Nếu quả tình dạy học ở Mĩ là khổ thì khả năng chịu đựng của ông thuộc hạng... siêu! Ngày nào cũng như ngày ấy, sách cặp da túi giấy trong mười tám năm!
***
Tôi vô tâm không hiểu tại sao bố tôi đi làm với nét mặt đau khổ. Tôi cho là bố tôi đã được voi, còn muốn đòi tiên.
Cho đến một hôm...
Không còn đeo gánh nặng của Goldmans Sachs trên vai, tôi có thì giờ theo bố tôi đến lớp học một ngôi trường thị tứ...Bắt đầu bằng sự tò mò của một đứa con, tôi trở thành nhân chứng một ngày trong đời của bố tôi, để bàng hoàng nhận ra sự mất mát của thế hệ lưu vong đi trước. Bố tôi đứng, cũng phấn trắng bảng đen, ông hò hét không lại lũ trẻ con ngỗ nghịch, đen, trắng, vàng, Mễ có, Việt có, Tầu có. Ông đứng cô độc, già nua, nhỏ bé trong cái lớp học tồi tàn.
Ngày hôm ấy tôi nhận thức được sự đau khổ của một nhà giáo Viêt Nam ở Mĩ ! Đây không phải là trường Trần Quý Cáp với những người học trò Quảng Nam tình nghĩa, tự biết cúi đầu khoanh tay, yêu thương thầy cô cho đến 30 năm sau không phai nhạt. Đây không phải là Đại học Vạn Hạnh của một xứ sở Phật giáo mà hình ảnh từ bi của Như Lai hòa nhập với con đường đi tìm kiến thức. Bố tôi không còn là ông giáo mảnh khảnh mang kính cận giảng dậy văn chương Anh cho sinh viên. Từ Merchant of Venice cho đến A Farewell to Arms. Ông không còn say sưa dạy dịch Việt-Anh thế nào cho hay, từ Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền đến Mai Thảo, Những Vì sao của Diệu. Ông đứng trước bảng đen lạc lõng, cầm những tấm bích chương ông viết tay, nắn nót, danh từ, tĩnh từ, theo mấy cái phương pháp lẻ tẻ của giáo dục song ngữ (billingual education). Tóc ông bắt đầu thưa. Mắt ông lờ đờ sau cặp kính. Hai má xệ xuống theo tuổi già. Ông đứng đó, nhưng cũng vẫn phấn trắng bảng đen. Phấn trắng, bảng đen đeo đuổi ông cho đến hết cuộc đời.
Có một đứa trẻ người Mễ, khoảng 14 tuổi, khi không nổi hứng thổi cái kẹo cao su vào bố tôi, chiếc bong bóng bay ngang không khí, “đậu” lại trên sân bay là cuốn sổ tay của bố tôi. Đứa trẻ la lên:
--“Dr. Dương!”

UYEN NICOLE DUONG AND THE EASTERN MIND AND HEART -- Dương Như Nguyện Và Tâm Thức Trở Về Phương Đông

LITERARY CRITIQUES Phê bình và phân tích văn chương: 
SOURCE:  Gio' O
http://www.gio-o.com/DoanNhaVanDuongNhuNguyen.html

Đoàn Nhã Văn
Dương Như Nguyện Và Tâm Thức Trở Về Phương Đông
Mu`i Huong Que^', Dương Như Nguyện 
(Van Nghe^. CA 1999)
Dương Như Nguyện viết không nhiều, thi thoảng mới có truyện đăng trên các tạp chí văn chương.  Thời gian sau này bà dường như viết rất ít. Tuy nhiên, mỗi truyện ngắn hoặc tùy bút sau khi xuất hiện, đều để lại nhiều ấn tượng mạnh, làm ray rứt người đọc. Ở tập truyện Mùi Hương Quế, người đọc bắt gặp một trăn trở lớn, một tâm thức trở về phương Đông của một người phụ nữ thành đạt, đang sống và làm việc trong xã hội A^u Mỹ.  Mùi Hương Quế  bao gồm truyện, tùy bút và một vở kịch.  Tuy nhiên, bài viết này chỉ giới hạn ở truyện và tùy bút, phần mà chúng tôi cho là tiêu biểu khi nói đến văn chương của Dương Như Nguyện. 

Hai bài tùy bút, Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm và Mùi Hương Quế, in đậm một nỗi trăn trở về thân phận của người phụ nữ Việt Nam, trong suốt chiều dài của chiến tranh và ngay cả sau cuộc chiến.

Tùy bút của Dương Như Nguyện đẹp.  Nét đẹp thoát ra từ tâm hồn của tác giả, người đã nhìn những nhân chứng sống của thời đại, nhưng rất gần gũi với chính mình, bà ngoại và Mẹ, để ôn lại quá khứ mà cảm thông cho phận đàn bà, mà chia xẻ với nỗi niềm riêng tư của từng cảnh ngộ. Lối viết của Dương Như Nguyện quyến rũ nhờ sử dụng những hình ảnh gần gũi với đời thường nhưng mở ra những rung động lớn. Những hình ảnh thoạt nhìn, chỉ là những phần riêng tư của một tâm hồn nhạy cảm, nhưng qua ngòi bút của Dương Như Nguyện, nó không còn là của riêng, mà nó đã thành của chung, ít nhất là của một thế hệ.

Thử nhìn lại một trong những hình ảnh xuất hiện trong tùy bút của Dương Như Nguyện:

“Tôi nhớ mãi có lần tôi bắt gặp bà ngoại tôi nhỏ lệ, không phải vì tuồng cải lương hay vì giận ông ngoại. Nước mắt bà thấm ướt mái tóc dài.  Tay bà run lẫy bẫy.  Bà kể cho tôi nghe một hình ảnh mà lâu nay bà vẫn thấy trong một giấc mộng đã ám ảnh bà cả đời.  Bà dặn dò tôi dừng kể cho ai nghe, kể cả mẹ tôi.

Trong giấc mộng ấy, bà ngoại tôi, người đàn bà đẹp xứ Huế mang tên Tĩnh Tâm, ngồi một mình bên một bờ sông tĩnh lặng. Có thể là dòng Hương Giang, có thể là con sông Bến Ngự, hoặc có thể là khúc sông chảy qua làng Cồn. Trên dòng sông có những cỗ quan tài trôi từ từ, lặng lẽ.

Người đàn bà ngồi đợi để vớt những cỗ quan tài.”  (Trang 23)


Dương Như Nguyện, thập niên 90 và sự ra đời của MÙI HƯƠNG QUẾ


NCQTCTT, creative non-fiction, is part of this collection of creative writings, Mui Huong Que (The Cinnamon Fragrance), by Duong Nhu-Nguyen (Van Nghe Publishing, CA 1999); copyright 1999.

INTRODUCING WORKS BY DR. NHU DUC DUONG

POETRY Thơ:




1) Bản dịch Tiết Phụ Ngâm
2) Chữ viết tay và thơ Nôm của Giáo Sư Dương Đức Nhự  "Bảy Mươi Tuổi Tự Thuật"
3) Bản dịch thơ Nguyễn Khuyến, Dạ Sơn Miếu

INTRODUCING "BOOK OF THE SEVEN DREAMS"

A new collection of creative writing by Uyen Nicole Duong, recommended as Vietnamese cultural studies textbook for undergraduates, to be published by RobbieDean Press, an independent publisher based in Michigan, USA and managed by Dr. Fairy Hayes-Scott, an English professor at Mott Community College, MI. 

About RobbieDean Press: click here robbiedeanpress.com






Sunday, January 27, 2013

SEVEN VIETNAMESE POEMS OF THE SEVEN-WORD STYLE FOR SEVEN DAYS -- BẢY BÀI THƠ BA?Y CHU~, CHO BẢY NGÀY - SẦU CHO CHỮ GỌI LÀ “NỮ SĨ”

THƠ BẢY CHỮ 
VÀ CHÚ THÍCH CỦA DƯƠNG NHƯ NGUYỆN
COPYRIGHT 2011

NOTE: Composing Vietnamese poetry in the "seven-word" format, UND creates seven poems for seven days and annotates them with facts from Vietnamese history regarding the "Vietnamese female literati." 
***
”Nữ Sĩ” (dịch tiếng Anh: “female literati”) là từ gốc Hán Việt trong cổ văn dùng để gọi người đàn bà cầm viết, vì hay chữ mà được trọng vọng.
Năm 40 sau Tây Lịch, Trưng Vương không cầm bút mà cầm kiếm và mũi kiếm Trưng Vương viết lên chữ "dựng nước.”
Theo một thuyết của sử Việt, thì đời Hậu Lê, Nguyễn Thị Lộ từ tuổi thơ ngây phải đi bán chiếu, nhưng đã dùng khả năng chữ nghĩa mà đối đáp với Nguyễn Trãi. Sau này bà vào cung vua dạy học, bị Hòang hậu ganh tị và khi Nguyễn Trãi che chở vương phi Ngọc Giao (mẹ vua Lê Thánh Tôn sau này), thì bà và chồng bị vu oan chết thảm trong vụ án “Lệ Chi Viện.”
Trước thế kỷ 20: Chỉ có Hồ Xuân Hương dùng bút để chế riễu tệ đoan xã hội.  Trong giới quý tộc Bắc Hà, có Bà Huyện Thanh Quan dùng chữ nghĩa để tiếc nhớ quá khứ và lòng yêu nước thương nhà ("Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”); có Đòan Thị Điểm từ chối vào cung chúa Trịnh và trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mở trường dạy học ở quê nhà. (Trên 40 tuổi, Đòan Thị Điểm mới lập gia đình với tiến sĩ Nguyễn Kiểu, cốt là để săn sóc việc gia đình cho ông khi ông phải đi sứ sang Tàu…Khi ông xong công vụ trở về, chỉ được mấy năm thì Đòan Thị Điểm qua đời).
Những cây bút phụ nữ này xuất hiện trong thời đại, kỷ nguyên mà lịch sử Việt Nam rất sóng gió và đầy chia rẽ: nhân tài phân tán và bị tiêu diệt – vừa vua, vừa chúa, nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi sự cấu xé, trả thù của nhà Nguyễn với Tây Sơn và sau đó là chính sách cầu viện Tây Phương, thuần phục Bắc Phương, tự tôn dân tộc và bế quan tỏa cảng của Nguyễn Triều. 
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ngòai phạm vi văn chương chủ nghĩa, không có hình ảnh và chỗ đứng cho người phụ nữ hướng về các bộ môn nghệ thuật khác, thí dụ: cầm cọ vẽ tranh để thay chữ viết, hoặc làm film, sọan nhạc như bây giờ. 
Sau này, các nữ nghệ sĩ dùng giọng hát gõ nhịp để diễn tả chữ viết của đàn ông thì bị gọi là "Cô Đầu” hay "Ả Đào,” cái nghề mà xã hội cho là "xướng ca vô loại” (“Mua vui cũng được một vài trống canh…”   Nguyễn Du).

Năm mươi tuổi, chợt qua rồi
Mắt trông, mi ướt, môi cười, hư hao
Năm mươi tuổi, vẫn nghêu ngao 
Mở trang lịch sử đón chào người xưa…
DNN C2011  

SẦU…NỮ SĨ I:

tranh Hoàng Lương Ngọc 
painting by Hoàng Lương Ngọc

Viết và Vẽ: Vệt Nước Non

Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
Chỉ vì em vẽ chiếc thuyền con
“Gót Chân người múa thành cây cọ
Vạch xuống thuyền ai vệt nước non” [1]

Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
Chỉ vi em viết khúc phù du
Một tay cầm bút, tay nâng chén
Nét chữ tròn theo giọt nắng thu

Có kẻ gọi em là Nữ Sĩ
Chỉ vi`em tập tễnh làm thơ
Thơ em độc giả không trang trọng
Vì bước Kinh Kha, bụi đã mờ

Xin em đừng có cuồng thêm nữa,
Để trái tim hồng được thảnh thơi
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
Khúc cổ phồn ca gõ hát chơi…
”[2]


"Học làm Trang Tử gieo oan nghie^.t
Khúc ' Cổ Bồn Ca ' do^?i ma.ng nguo`i..." [2] 

DNN C2010

 [1] Diễn ý bức tranh của Ho`ang Luong Ngo.c.   "Thuyền” là motif của phụ nữ cũng như thân phận con người (“sang ngang” "vượt biên” – "bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”). "Thuyền” nói lên tâm sự ly hương của Thúy Kiều ("Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa") và cũng là motif mà quốc tế đã công nhận về người di dân gốc Việt - thế giới gọi chung là “Boat People.”
 
[2] Hai ca^u truo'c:  nhớ theo ý thơ Vũ Hoàng Chương
Hai ca^u sau:  ho.a tho* Vũ Hoàng Chương, la`m the^m, tha'ng hai, 2013. 
Ve^` giai thoa.i ba`i tho "Co^? Bo^`n Ca" cua Trang Tu?, xin xem cuo^.c trao do^?i (comments) ve^` "SẦU…NỮ SĨ I" cua DNN da(ng ta.i vietthuc.org.


SẦU NỮ SĨ II

"ĐỐI KÍNH SOI GƯƠNG, TỰ VẤN MÌNH”

Bên ngòai khung cửa lung linh bóng
Sỏi đá, con người, hay cỏ cây? 
Bên trong ta vẫn triền miên thu)'c
Đối kính mà than chuyện nước mây

Không thể cùng ai chia ấm lạnh
Đứng giữa dương trần ngó cuộc chơi
Tỉnh ra mới thấy mình hiu quạnh
Vỡ cốc lưu ly giữa chợ đời

Ai có đi ngang bờ vĩnh cửu
Với giải ngân hà lấp lánh sao
Cho tôi gửi gấm lời thi tửu
Như những linh hồn ấp ủ nhau   

Thế hệ qua đi, người khắc khoải
Trời không nghe chuyện thế gian đâu
Vi` vậy đừng kêu tôi…Nữ Sĩ
Chỉ đọc thơ tôi để thấy…Sầu

Tâm sự ai hay, ai hiểu được? 
Vứt quách cho rồi, mộng bỏ không
Mai sau nếu có người chia xẻ
Thì đã khô xương, bạc má hồng

Những nơi thiếu phụ mơ thành đá
Là chỗ tôi ngồi viết: Tử, Sinh
Nay mai quẳng bút khô luôn mực
Vô Kỵ đâu rồi, hỏi Triệu Minh
     
Thị Điểm đâu rồi, hỏi Đặng Sinh
Trăm năm chinh chiến một u tình
Cho tôi vẽ lại chân dung ấy
Đối kiếng, soi gương, tự vấn mình” (3) 

DNN copyright 2010-11

 (3) “Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm…”

    
       VIGNETTES OF  NG.UYÊN: 
         Tranh Dương Như Nguyện: 
"Woman in Repose"
 copyright 1998, Dec. 2010
Bích chương cho tập thơ, sẽ xuất bản
From poetry collection, 
“One Woman’s World: Love, Life and Exile,” to be published    

WOMAN IN REPOSE  TRẢI THÂN YÊN NGHỈ 

“In repose, she poses

Pose without Pose

Words without Words

Rest without Rest

Forest,

Leaves,

Waves, Wind, and Sun

Love,

Life,

And Exile”

DNN C2011


SẦU … NỮ SĨ III:

HẦU CHUYỆN VỚI NGUYỄN DU

Ba trăm năm trước một vầng trăng
Hồn Nguyễn Du xưa, lãng đãng gần
Hỏi tôi có xót Kiều Nương ấy
Như nhà nho Việt, xót thương thân

Tôi hỏi ông, giờ ông ở đâu?
Đưa tay tôi nắm để cùng nhau
Hướng về cố quốc, lòng son sắt
Dù truyện Kim Kiều đã đổi câu

Ông bảo tôi rằng ông ghé chơi
Đôi ngả Đông Tây đã tỏ rồi
Hai chữ Tâm Tài ông gửi lại 
Để giúp tôi về học nghỉ ngơi

Tôi bảo, ông về nghỉ với thơ
Dù mộng Từ Công, tôi vẫn chờ 
Vươn lên, Kiều Nữ, vươn lên nhé 
Dẫu sóng sông Tiền (1) dập tóc tơ (4)

Ông bảo tôi si, thì cứ si
Cảo thơm ai giữ cho ai ghi
Trăm năm mấy khúc tràng giang hận
Một kiếp cô Kiều, một chuyến đi (4)

DNN copyright 2010-11


Thơ và Tranh:
Remaking Thúy Vân Thúy Kiều
"Mua vui cũng được một vài trống canh" 
marker and enamel/fingernail polish,
DNN  copyright 2010

REMAKING THÚY VÂN THÚY KIỀU 
DỰNG LẠI VÂN, KIỀU:

Rằng năm Lê Mạc chiêu phong 
Bốn phương chẳng lặng, Thăng Long võ vàng

Vân Kiều câu hát của Nam  
Cớ sao lại phải mạn đàm Bắc phương?

DNN copyright 2011


SẦU… NỮ SĨ IV:

"RỒI CŨNG TAN TÀNH, SÔNG, NƯỚC, MÂY”

Ai lặng yên nghe gió biển về
Như người thủy thủ giữa cơn mê
Nửa đêm bỏ bạn tìm ngư nữ
Tiếng hát trong sương chợt não nề

Ai muốn đi theo vệt nắng chiều
Của miền quê mẹ gió đìu hiu
Trăm năm xã tắc là thiên cổ
Nửa gánh san hà một phút thiêu

Ai sẽ yêu chồng như Mỵ Châu
Hóa thân sò hến của đầm sâu 
Nước trong thấm lệ oan khiên ấy 
Máu đỏ chan hòa mạch bể dâu

Năm mươi năm tuổi, vận còn đây
Và gót công danh gai góc này
Bão có tụ về cung mệnh đó
"Rồi cũng tan tành, sông, nước, mây” 

DNN copyright 2011


SẦU NỮ SĨ V

PARIS VÀ "NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHỊU CHẾT” (5)

Tôi ghé Paris không có anh
Sông Seine mùa tuyết hết màu xanh
Những con phố nhỏ buồn lây lất
Giận đám cây khô chẳng dỗ dành

Đâu đó là tôi, của thuở xưa
Của thời xinh đẹp của ngây thơ
Tôi mười sáu tuổi, tròn đôi tám
Tiếng hát đơn thuần, tiếng hát mơ

Tiếng nói ân cần, anh đã ghi
Bên kia đại lộ, tách cà phê
Con đường hạt dẻ rơi, rơi vỡ (6)
Một góc công viên, lá  não nề

Tôi khóc Paris và khóc anh
Vành môi bướng bỉnh, mắt buồn tênh
Những người đã bỏ Paris ấy
Có rủ nhau về, cuộc tử sinh?

Tôi chẳng về đâu, Paris ơi
Ngày mai ? Hạnh-Phúc đã xa vời
Cho nhau một chút này, hy vọng
Quá khứ đâu đây, nhỏ lệ rồi...

DNN copyright2010


(4) Sông Tiền Đường nơi Thúy Kiều tự vẫn để thóat kiếp đọan trường sau khi Từ Hải đã chết đứng ngòai trận mạc.

"Chuyến đi” lưu đày, tha hương của cô Kiều bắt đầu từ năm 16 tuổi, nhưng nghĩ cho cùng "Sông Tiền Đường” mới chính là chuyến đi đích thực của cô Kiều. Chuyến đi đích thực chính là sự trở về với yên bình của nguồn gốc đeo đuổi từ quá khứ, nơi chốn gọi là "Đất Hứa” theo ý nghĩa của Marcel Proust hay ý nghĩa tôn giáo của người Do Thái hay Hồi Giáo.

Tâm trạng của Cô Kiều, đúng ra là tâm trạng của Nguyễn Du (kẻ sĩ Việt Nam phải đi sứ sang Tàu), chính là tâm trạng của người ly hương, chỉ mong một ngày về đòan tụ trong yên bình với cha mẹ, tổ tiên, nơi chốn mà chúng ta tạm gọi là "Đất Hứa.” Trong văn chương Nguyễn Du, dde^? có được ngày đòan tụ và yên bình ấy, phụ nữ phải trải qua thân phận bọt bèo như Thúy Kiều để sống còn, trong khi nam nhân thì chết thảm như Từ Hải. Nguyễn Du bất lực trước hòan cảnh, cho nên gọi đó là "Số Mệnh,” và nhà thơ đặt hy vọng vào sự sống còn của Cô Kiều, một tương lai văn hóa mà chúng ta gọi là "Đức Năng Thắng Số.”

Và vì thế, "Đức” không thể là một sự phản bội, lọc lừa, dối trá hay kém nhân bản, mà luôn luôn phải là việc theo đuổi sự thật, công lý và lòng trắc ẩn thương yêu nhân lọai.

Theo tôi, căn bản "giáo dục văn hóa” này là tiêu chuẩn và sứ mạng lớn nhất của người nghệ sĩ trong kiếp di dân.

(5) Tên vở kịch của Vũ Khắc Khoan nói về những con người bằng sáp dựng trong viện bảo tàng.

(6) Marons rụng đầy vườn Luxembourg, nơi trưng bày một số tượng danh nhân văn hóa và lịch sử của nước Pháp, tượng trưng cho văn hóa Tây Âu.


SẦU NỮ SĨ VI:

SUỐI NƯỚC MẮT LÚC NỬA ĐÊM: 
"Trăm năm vẫn tiếc căn nhà cổ”

Nước mắt chảy ra ti`nh đọng lại
Ướt cả linh hồn ta nhớ nhung
"Trăm năm vẫn tiếc căn nhà cổ"
Mãi mãi chờ ta giữa bụi hồng

Nước mắt chảy xuôi, đời chẻ ngược 
Có biết ai là tri kỷ không?
Nửa đêm, giọt lệ rơi thành suối
Ai đó, ngòai kia, có chạnh lòng?

DNN C2011


SẦU NỮ  SĨ  VII

KHÚC CHIÊU HỒN CHO GƯƠM MÊ LINH

Bầu ơi có biết bí là ai
Mà vẫn dây dưa lá rễ này (7)
Từ thuở Âu Cơ về với Lạc
Trăm cánh tung về tụ với mây

Trăm trứng không còn tụ với nhau
Rồng Tiên ngơ ngác hỏi vì sao
Khi Trương Chi sẽ thôi không hát
Mất Mỵ Nương rồi, tim để đâu?

Trăm họ không còn tốt với nhau
Tôi hỏi vì sao, Nữ Sĩ sầu? 
"
Gươm Mê Linh đó ai gìn giữ
Để khúc chiêu hồn ai xót đau
?"

DNN C 2010-2011

(7) "Bầu ơi thương lấy Bí cùng…”

Bảy bài thơ cho ba?y nga`y, có bảy lời ghi chú (footnotes)

***