“Tôi muốn lấy cô làm vợ!” Hắn nói.
“Anh thật là khùng.”
“Đó chính là điều người ta nói về tất cả những
vĩ nhân không chịu làm người tầm thường. Tôi nói thực đấy, tôi muốn cưới cô.”
“Tại sao?
“Cô thực sự là một Đệ Nhất Phu Nhân. Một thứ Đệ
Nhất Phu Nhân. Như tôi vậy.”
“Tôi thành hôn bây giờ thì còn quá trẻ.”
“Người ta không bao giờ quá trẻ để biết yêu và
để được yêu.”
Nói đến tình yêu làm tôi càng thêm buồn, biết
rằng cha mẹ tôi sẽ không bao giờ chấp nhận một thanh niên không có việc làm, một
gã vô nghệ. Tôi nhức nhối bước đi, ý thức rằng hắn đang nhìn theo.
Từ bữa đó trở đi, mỗi lần tôi đi qua Krost
Hall, hắn lại nháy mắt với tôi: “À, chào Đệ Nhất Phu Nhân của tôi!”
Thời tiết trở lạnh hơn, khóa học tiếp tục, và
mùa thu đang tới gần. Láđang đổi màu.
Chàng Khùng không đứng nữa. Hắn ngồi xuống nền
đá, quấn mình trong tấm chăn bẩn. Một bữa kia, hắn lại bảo tôi:
“Tôi muốn cưới cô làm vợ. Cô là người đàn bà đẹp
của tôi.”
“Tại sao anh lại làm như vậy?” Tôi sắp sửa
khóc.
“Làm cái gì hả cô?”
Tôi trỏ vào những tờ truyền đơn. “Chúng chẳng
có ý nghĩa gì.”
“Cô đừng bao giờ nói với tôi như thế.”
“Xin lỗi. Tôi chưa đầy hai mươi tuổi. Tôi
không biết gì nhiều.”
Tôi nhìn gần hơn vào mặt hắn. Rõ ràng đó là biểu
hiện Việt Nam của nét mặt Sidney Poitier. Cặp mắt nẩy lửa, mép môi mím chặt tỏ
ra là một người thẳng thắn, bướng bỉnh, chịu chấp nhận số phận, và nguồn cội, với
niềm kiêu hãnh tuyệt đối.
“Tại sao tôi lại phải lấy anh?”Tôi thay đổi
câu chuyện.
“Vì tôi biết cô có một cái bụng đẹp và một cái
rốn gợi cảm.”
Tôi đỏ mặt. Dĩ nhiên, là một thiếu nữ đoan
chính, khiêm cung, tôi như bị điện giật, và cảm thấy bị xúc phạm. Từ khi Sài
Gòn sụp đổ, tôiđã trở nên dè dặt và lặng lẽ hơn. Nam giới lấn tới luôn là một
đe dọa đối với tôi.
“Da cô mịn láng, với một hàng tơ nhỏ chạy từ rốn
tới bụng dưới…” Cặp mắt hắn nhắm lại. Hắn đang mơ màng trong thế giới riêng của
hắn, và sẽ chẳng để ý nhiều tới phản ứng của tôi.
“Anh thật khùng.” Tôi thở dài.
“Cuộc đời còn có gì đáng sống hơn là theo đuổi
một chính nghĩa và rúc đầu vào bụng người đàn bà mình yêu mà hôn cái rốn của
nàng!”
“Anh không yêu tôi. Anh chỉ vì anh thôi.” Tôi
bỏ chạy, vừa chạy vừa kêu lớn.
“Anh thô lỗ và vô
trách nhiệm. Và anh đang đùa giỡn với tôi.”
Tôi thấy giận hắn, và thấy bị đe dọa bởi những nhận xét “sensual” của hắn. Nhưng
một cảm giác mơn man cứ kéo dài trên vùng bụng dưới của tôi mỗi lần tôi nhớ tới
những gì hắn nói. Cảm giác ấy làm tôi bận tâm. Tôi quyết định không bao giờ cho
hắn tiền ăn trưa của tôi nữa.
***
Mùa thu tới trong vẻ đẹp bi thương, với lá
vàng bay trong không khí lạnh. Khiđi bộ trong khuôn viên đại học, tôi quấn mái
tóc dài quanh cổ. Bạn cùng lớp gọi tôi là “cô gái đông phương gầy ốm tóc quấn
quanh cổ.”
Đã nhiều tuần tôi không đi qua Krost Hall. Vì
tôi bận học. Rồi một bữa kia tôi phải đi qua khu rừng giữa Krost Hall và thư viện
Morris để tới Tòa Nhà Truyền Thông và Nghệ Thuật. Để tập kịch. Ở phía bên kia
khu rừng.
Trên những bậc thềm của Krost Hall, không thấy
Chàng Khùng nữa. Hắn đã đi rồi.
Không còn tấm chăn. Không còn những cuộc nói
chuyện ngu xuẩn. Không còn truyền đơn hay quảng cáo. Không ai nhớ hắn cả. Cũng
không ai để ý là hắn đã đi rồi. Đã có lần tôi nghĩ là người ta sẽ đặt hắn vĩnh
viễn trên vỉa hè Krost Hall, như thế hắn sẽ thành một cơ chế. Như là cơ chế
Krost Hall.
Tôi đứng ngay chỗ hắn vẫn đứng. Tôi ngơ ngác
và bất ngờ cảm thấy mất mát. Tôi đi qua tấm cửa kính đúp. Vào Krost Hall. Ở bên
trong, tôi lượm một tờ báo của trường đại học. Ngay trang đầu có một bài về
Chàng Khùng. Hắn đã bị những nghi can vô danh đả thương. Cảnh sát đang điều
tra.
Bài báo nói rằng hắn ta rất khỏe, vàđã chiến đấu
can đảm như một chiến sĩ, tuy nhiên thái độ anh hùng đó đã dẫn hắn tới bệnh viện,
khu săn sóc khẩn cấp.
Bài báo nêu lên mọi giả thuyết. Đạo tặc ư?
Không chắc, vì hắn không có gì trên người, và hộp tiền của hắn, đầy tiền cắc và
những tờ giấy bạc một đôla, vẫn nguyên vẹn. Thù hằn ư? Nỗi cay đắng của những cựu
chiến binh chiến tranh Việt Nam? Hay là những cha mẹ Mĩ mất con ở Việt-Namđã trả
thù những người tị nạn mới tới? Hay là đoàn viên hội“da-trắng-là-nhất” vẫn hiện
diện không định danh được ở miền nông thôn Nam Illinois? Hay chỉ là hận thù cá
nhân?
Dù sao chăng nữa, biến cố này đã xẩy ra trong
một đại học thanh bình, tự do, bên ngoài một tòa trú sở của những phân khoa Lịch
Sử, Khoa Học Chính Trị, Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Một biến cố như thế chưa
bao giờ xẩy ra tại Nam Illinois và SISU thường vẫn ngủ yên. Những kẻ tấn công
có ý định giết chết hắn.
Bài báo tiếp tục nói về luận án dở dang của hắn.
Hắn đã viết về cuộc chiến đấu chống thực dân và cộng sản tại Việt Nam và hắn
xây dựng một mô hình tái thiết vùng thôn quê. Khai thác dầu hỏa dọc theo bờ biển.
Xuất cảng gạo. Tiến đến hoàn toàn chấm dứt viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ,
Nga, Tàu.
Hắn nói về việc xây dựng một giai cấp trung lưu
mạnh, về tự do ngôn luận phải in sâu vào tâm trí người dân để trở nên một thói
quen, một thái độ, một nếp sống. Đó là mô hình Mĩ áp dụng vào Đông Nam Á đang
phát triển.
Luận án này là công trình của một con người lí
tưởng, bài báo kết luận.
Tôi rời khỏi Krost Hall và tiến về phía Tòa
Nhà Truyền Thông. Tôi phải đi qua rừng để dự buổi tập kịch.
Mùa thu hiện ra trước mặt tôi. Một tấm nệm lá
vàng, đỏ, và xanh vàng. Như một bức tranh tù túng, trong gió heo may buổi sớm,
khu rừng đông lại ở phía trước.
Những hàng cây đứng im lặng, và vô vàn lá đang
chờ đợi trong sự im lặng tuyệt đối đó trong khi tôi giẫm bước lên chúng. Những
tiếng động rất nhỏ vang ra khi làn gió thổi vào lá. Những tiếng động này trở
thành ròn rã, vỡ gãy khi tôi giẫm giày lêntrên đất ẩm.
“Lá đang khóc,” tôi thầm nghĩ,vừa nghĩ vừa nín
thở.
Giữa những lá vỡ, tôi bắt đầu trông thấy cặp mắt
đen, nảy lửa của chàng sinh viên cao học vỡ mộng đã quyết định bỏ dở những năm
dài theo đuổi sự học và đã gọi tôi là “Đệ Nhất Phu Nhân” của chàng.
Tôi muốn đứng giữa rừng, chôn chân vào xác lá
vỡ. Lạc hướng và bối rối. Đầu óc tôi tràn ngập những tư tưởng. Tôi đã tìm được
tự do từ một cuộc chiến tranh, thoát khỏi một chế độ. Tôi chỉ tìm được một nhà
tù mới trong sức nặng của văn hóa, bóng dáng cuộc đời tôiđã bỏ lại phía sau tiếp
tục ám ảnh tôi về ban đêm. Tôi mơ đang trở về nhà để khăn gói sửa soạn cho một
cuộc ra đi đúng nghĩa. Có những cơ hội chào từ biệt những người tôi yêu, họ
chúc tôi may mắn và hành trình tốt đẹp, thay vì một cuộc chạy trốn trong những
chiếc máy bay chở hàng hay trong những ghe thuyền đánh cá.
Tôi mong muốn được tới những vùngđất rất xa, được
tặng quà chào mừng, không có những người đứng sau những biểu ngữ “Duy có Tổng
Thống Ford là muốn họ mà thôi.”
Tôi đã làm một cuộc hành trình qua đại dương
và được gặp những chiếc lá đang đổi màu báo hiệu sự thay đổi mùa và bản chất vô
thường của chính đời sống. Một ngày kia, khi đời sống và cái chết hòa làm một,
chính tôi sẽ trở về với đất, hòa nhập với những chiếc lá trong vô tận ở dưới mặt
đất, và lúc đó tôi sẽ đổi thành không khí mùa thu. Duy lúc đó tôi mới đạt tới bờ
bến tuyệt đối an toàn. Tuyệt đối tự do. Và vô tận. Một người tị nạn đến được nơi
nương náu cuối cùng để có bình an.
Cho tới giờ phút cuối cùng ấy, thì tôi phải vượt
khu rừng để đến với sân khấu.
Các sinh viên kịch nghệ đang tập kịch và dự
tuyển cho vở Người Lái Buôn Thành Venice. Tôi là một sinh viên tị nạn mới từ Việt
Nam tới và phải đóng vai của mình.
Tôi phải đọc phần của
một nữ luật sư nhờ tài hùng biện mà đã cứu được người nàng yêu. Một người bạn
cùng lớp cứ hỏi: “Bạn có chắc đóng kịch Shakespeare được không?”
Tôi vẫn lắng nghe tiếng khóc của những chiếc lá đang chết. Có lúc chúng thổn thức.
Chẳng khác gì sự rung động của trái tim tôi.
Một cơn gió mạnh thổi qua, và tất cả muôn vàn
lá chợt thức dậy lần cuối cùng. Trước khi chết. Tiếng khóc của chúng cùng vang
lên dồn dập mỗi lúc một nhanh hơn choáng đầy không khí.
Tôi níu chặt lấy vai,
rung động vì tiếng nhạc của thiên nhiên. Nhạc cầu siêu cho những chiếc lá đang
chết.
Đứng giữa rừng, tôi bắt
đầu khóc. Vô cớ. Không có một lý do nào hết.
Những xúc cảm bùng nổ.
Không cần thiết. Không can cớ. Niềm thất vọng của tôi càng lớn khi tôi không hiểu
nổi những giọt nước mắt của chính tôi.
Tôi đến sân khấu Phân
Khoa Kịch Nghệ Đại Học Nam Illinois như thế đó. Để đọc những lời của một vai
trò khác hẳn với tôi, trong một ngôn ngữ mà một năm trước đó ở quê nhà được coi
là một phần của chương trình ngoại ngữ. Tôi phải đóng vai đó trước một cử tọa
còn nghi ngờ khả năng của tôi.
***
Tôi không bao giờ gặp lại Chàng Khùng nữa. Tờ
báo đại học cho biết là sau khi ra khỏi khu săn sóc đặc biệt của bệnh viện là hắn
biến mất. Rõ ràng hắn đã xuất viện trước khi những vết thương hoàn toàn bình phục.
Hoặc giả có người bắt cóc hắn.
Đối với những sinh viên Việt Nam tại SISU, hắn
trở thành một huyền thoại.
Tôi không bao giờ biết hắn thực sự là ai. Tôi
là người Việt Nam và tin tưởng vào sự may mắn của con số chín. Tất cả những việc
quan trọng trong đời sống có thể được tóm tắt trong chín chữ.
Từ nhiều ngày, nhiều năm nay, để tưởng nhớ một
người mà tôi đã tin tưởng, tôi vẫn ước ao đã trao được cho chàng chín chữ của
tôi. Một ngày kia, tôi đã viết chín chữ đó xuống trong nhật kí của tôi:
Thân gửi Ông Tổng Thống nước Cộng Hòa mới,
I think I have fallen in love with you.
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Em nghĩ rằng hình như em da~ yêu anh
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chính tôi cũng đã già đi. Hôm nay tôi thức dậy,
nhìn vào trong gương và thấy một người đàn bà trong đó. Đã qua rồi thời sinh
viên năm thứ nhất tại SISU.
Từ ngày gặp Chàng Khùng lần cuối cùng, tôi
không bao giờ được gặp một người nào mà tôi muốn trao tặng chín chữ của tôi. Một
người nào có những giấc mơ to lớn hơn đời sống và có can đảm theo đuổi những giấc
mơ ấy, không bao giờ e thẹn, ngại ngùng nói những ước mơ ấy ra trong một thế giới
không tình cảm.
Tôi cất giữ chín chữ ấy trong một cái bình ảo
thuật và đậy nắp lại, cùng với thời thơ ấu mới lớn ở Việt Nam. Đồng thời, tôi
tiếp tục chờ đợi, hi vọng sẽ gặp một người nào gọi tôi là Đệ Nhất Phu Nhân. Tôi
không bao giờ gặp cả. Tôi học xongđại học. Rồi vào trường Luật. Trở thành luật
sư. Làm việc liên tục trong một số những hãng luật. Thời gian chầm chậm trôi
qua. Một hôm, nhìn vào gương tôi nhận ra là tuổi hai mươi đã qua rồi. Rồi tôi về
Houston, Texas, và có lẽ sẽ không bao giờ trở lại miền khí hậu lạnh để có thể
thấy bốn mùa thay đổi và những lá vàng rơi.
Tôi nhìn vào cặp mắt người đàn bà ở trong gương
trước mặt tôi và nói với nàng:
“Ừ, tôi biết cô. Tôi biết tất cả về cô, và tôi
vẫn thích cô.”
Tôi muốn vô cùng là tôi có thể nói như thế với
một người khác, với tất cả sự trìu mến ràng buộc những trái tim nhạy cảm. Những
ràng buộc giữa những nghệ sĩ, những người mơ mộng, những bạn bè tốt nhất họ hiện
hữu vượt ra ngoài cõi đời này. Sự thông cảm giữa những người trưởng thành, sâu
sắc, mang niềm hoài cảm nhớ tiếc những giấc mơ đã chết.
Tôi muốn tôi có thể ôm hình bóng của chính
tôi, vì tôi nhìn thấy trong mắt người đàn bà đứng trước mặt tôi hình dáng cái
bình ảo thuật với chín chữ trĩu nặng những giấc mơ của nàng.
Tôi muốn vô cùng là tôi có thể làm cho điều đó
xẩy ra với nàng. Công cuộc đi tìm tình yêu và lí tưởng. Trong một thế giới bị
xâm chiếm bởi những tiêu chuẩn vật chất,và chủ nghĩa tiêu thụ, điển hình là sự
đòi hỏi vô nhân của sự thi hành luật pháp, thì người đàn bà-mà-tôi-đã-trở-thành
sẽ tiếp tục kiếm cách trao đi, một cách giản dị và trọn vẹn, chuỗi chín chữ bằng
tiếng Anh đơn giản. Hay bằng bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới, bao gồm cả tiếng
mẹ của nàng.
Chín chữ của tôi.
DNN copyright 1998, 2011, 2012
PHẦN KẾ TIẾP - BẢN TIẾNG ANH
CONTINUATION OF THE ABOVE EXCERPT, IN ENGISH
NOTE FROM THE AUTHOR:
In 1999, during the writing of Mimi and Her Mirror, Chapter Two was rewritten into a Vietnamese short story titled "HER NINE WORDS" by Uyen Nicole Dương Như- Nguyện.
In its original
English version, Her Nine Words is a chapter in the novel Mimi and
Her Mirror (AmazonEncore June 2011). The protagonist recalled her earlier
days in America after the fall of Saigon in 1975. During those earlier days of
the Vietnamese settlement experience, she met her counterpart, a disillusioned
Vietnamese guru whom she called The Crazy Man. The following excerpt
described the protagonist’s performance as Portia from Shakespeare’s The
Merchant of Venice, after she had learned of what had happened to her Crazy
Man (Chàng Khùng in the Vietnamese version).
[In the previous paragraphs of this chapter (see Vietnamese translation
above), The Crazy Man and Mimi had had a conversation in which he called her
his First Lady, referring to his broken dream of finishing his study abroad,
with the goal to return to Vietnam and run for the Presidency of the new
democratic Vietnam. Confused and sad, 18-year-old Mimi ran away from her love.
She then crossed a forest of autumn leaves in order to attend her drama
practice on the other side of the University campus, at the School of
Communication, where she would put on a wig to play the role of Portia…]
***
Somehow I knew in my
heart I would never see my Crazy Man again. I had never had a chance to tell him about my pain. Gone
was the opportunity to share. I was to bear my pain alone, from now on.
I left Krost Hall and headed for the
Communications Building. I had to cross the forest to attend my drama practice.
Autumn appeared before me on the mattress of
gold, reddish, and mustard green leaves covering the earth. One morning breeze
awakened them. Tiny evasive sounds emanated as the blowing wind touched the
leaves. Those tiny whispers turned into the crispy sound of breakage as my
shoes pressed onto the damp ground, crushing the awakened leaves. Then came
silence. Like a stagnant painting, the forest after its morning breeze froze
into serenity and rows of trees stood silently, countless leaves awaiting
breathlessly in that utmost silence. They throbbed and pained as I raised my
heels and stepped, as though they had souls.
“The leaves are
crying!” I thought to myself.
“They are indeed
crying,” I repeated. I could hear their cries. Distinctively. Those small
cries together filled up my ears into a requiem for imminent death.
I began to see, among
broken leaves, the dark, fiery eyes of a disillusioned Vietnamese graduate
student who had decided to throw away his long years of education, and who had
called me his “First Lady.”
I stood in the heart
of the woods, burying my feet in the corpses of broken leaves. My eyes blurred
and my temples pulsed. For a moment, I forgot where I was. Images of roaring
cargo airplanes and people walking through barricades of MPs wearing black
bands on their arms and shiny pistols around their hips rushed through my mind,
and I had to sit down on the ground to gather myself. I sat among crying leaves
and I had no Shakespeare lines prepared for the forthcoming practice. Instead I
composed my own monologue. I want to turn the clock back so I can redo a
departure. I want to pack properly. I want good luck and bon voyage and welcome
gifts. Where I am going, I will see the changing seasons like rows of silent
evergreens and all that pure sparkling snow whitening the earth, and I will
jump up and down and roll myself around on that pure snow, celebrating the
season and knowing the great joy of being alive. But I am not rolling and,
instead, I have made timid footsteps on broken leaves. On the Boeing airplane
that crossed the Pacific from Guam to the U.S, I came across a Newsweek cover
showing people standing behind banners, “Only Ford wants them.” “Why this
banner? Are we not wanted?” I had asked that day and my father yanked the
magazine from me. Too late. I had already seen the angry rejection of the host
country. In confusion I slept through the flight and when I woke up, I had
already crossed the ocean. When the ocean no longer spread its green underneath
the grey wings of that impersonal plane, I thought I was still walking in a
dream, an endless dream that sleepwalker dreams: a girl with no past born to be
sixteen, a young refugee with no luggage but her nightmare and solitude. Yet I
am supposed to celebrate freedom and a new life. But separation is the fate of
the exiled, and for a traveller in exile, every departure is but an old, déjà
vu beginning. So through this life I will repeat my departures, meeting forests
of leaves that change colors, telling me of the season and the transient nature
of life. I am whispering to the dying leaves about my end–when life and death
become one, and I, too, will return to the earth, joining those leaves and
disappearing into the ground. Perhaps then I will turn into the cool autumn
air, and there will be no breakage, no separation, no past, no present, no
running, no search for a new place, no repeated departures, because I have
become the air, inseparable from its sky, and no one, nothing can cut the air
in half and break life in two to create a new beginning that multiplies. The
air I have become will permeate everywhere. But as young as I am, why am I
thinking about a time when I will change into the autumn air? It must be
because of what happened to me during the exodus — the pain of secrets that I
alone have to bear, and there is no one to tell it to — the unwanted exchange
for the freedom I am supposed to cherish. So instinctively I know that only in
the transformation of flesh and bone into air will I attain complete safe
harbor. Change me into the air and I will attain absolute freedom and the
ultimate sanctuary of peace. But once a refugee, always a refugee. I’ll be
running forever, until I reach the farthest edge of the planet, until there is
no more earth on which to run, when I will turn into the ultimate vacuum called
the air. Until that final moment comes, I am to cross the forest, toward a
stage. “Are you sure you can handle Shakespeare?” A classmate named Steve once
asked. I didn’t know what to say but I could see the doubt in his eyes.
***
On that day in autumn
of 1976 I delivered my monologue in the woods, while listening to the cries of
dying leaves. At times, I heard the leaves throbbing, pulsing, in harmony with
the sobbing timber of my heart. A strong wind blew by, and all of the leaves
awakened for the last time before their death. Their cries became symphonically
crescendo, filling the low sky. I held on to my shoulders, shaken by
nature’s requiem for those dying leaves.
Standing up from the bed of leaves, I started
to cry.
And that was how I reached the stage of the
Drama Department. There, I would be delivering the role of a lawyer, in front
of a crowd who might be doubting my ability to handle the job.
***
“The quality of
mercy is not strained/ It dropped as the gentle rain from heaven upon the place
beneath/ It is twice blest/ It blessed him that gives and him that takes/ Tis
mightiest in the mightiest/It becomes the throwned monarch better than his
crown,” I said the words.
I curved my tongue
and then darted it underneath the upper row of my front teeth. I gave the soft
“th,”and pushed my breath through the blockage between the tongue and
teeth to pronounce the breathy “th.” This sound did not exist in
Vietnamese and it sounded English and I became Shakespeare’s English. I found a
spot in front of me, a spot with no face, no name, and I spoke my words to it.
I gave the words all the volume I could draw from the ninety five pounds and
five feet two inches of me. Words poured out of my soul and when they escaped
my mouth they sounded so alien. They leaped toward the spot I had chosen. There
in that spot I reigned. Yet I felt so rotten inside.
For the performance, I
had signed my full Vietnamese name. The drama coach could not comfortably
pronounce it. It was a problem. My Vietnamese name was problem. Nobody cared
how I was once so proud of the long, winding name that said something about my
roots dating back to the Spirit of the River Huong who watched over me. Here, I
was better off without that name on this stage. They had given me a new name. Portia.
Easily slip on and off. So long as I could articulate the beautiful words,
I would become Portia.
I was on stage as a
woman disguised as someone else to speak the clever words and help someone she
loved. Mercy. Justice. A pound of flesh. A woman more powerful and
shrewder than men. An advocate. No one cared who I was. No one recognized me.
No one was supposed to. I became Portia. The spot to which I spoke was no
longer Hue, DaLat, Saigon of the Vietnam I knew. It became Venice with
all those gondolas and plenty of olives. “That in the course of justice none
of us should see salvation./ We do pray for mercy./” I was speaking outward
still, yet a smaller voice spoke inside me. Salvation. The tiny voice
told me. To reach salvation, one must forebear. Forgive. Forgo. And forget.
I put the sharpness of my pain into the words.
“Take then thy bond,
take thou they pound of flesh./ But in cutting it if thou dost shed./ One drop of Christian blood thy lands and
goods./ Are by the law of Venice confiscate unto the State of Venice…/”
I thought of the next
step after SISU. Did this mean no more First Lady? Just a stage?
“Therefore prepare
thee to cut off the flesh./ Shed thou no blood nor cut thou less nor more./But
just a pound of flesh.”
In the spot to which I spoke, I found the
Vietnamese Sidney Poitier’s grin. Those shining white teeth.
I am speaking
to you. Can you hear these clever words? I am supreme and powerful and I can
make things happen. I won’t succumb. Forebear. Forgive. Forego. And Forget.
I
was speaking forever though it felt so bad inside. I enunciated the t’s
and the s’s. I was careful and perfect with all letters, vowels, and
ending sounds. When the lump raised in my throat, and my tongue refused to
obey, I stopped and removed my eyes from the spot. In the rows of seats in
front of me and below me, they all waited, their eyes fixated, thinking I was
highlighting something. My eyes back to the spot. To him and me. Mercy.
Salvation. A pound of flesh.
And then it was all silence.
Until I heard a few hands clapping. And then a
few more. My eyes left the spot where he was and everyone in the theater was
clapping, and the roaring sound reminded me again of that fated cargo airplane
that had swallowed me that day in April, 1975.
I rushed off the stage. I thought I would
collapse.
But I did not
collapse. Instead I stood still, dazed somewhat, and someone was approaching
me. I recognized him. The curly hair. Big brown eyes. Big teeth. He smoked and
called himself an actor.
“Hey,” he said.
The SISU students all said that. “Hey, hey, hey, Oh yeah? Cool! You guys,
the dude, the gal, my pal, what do you know good? Hey hey hey…Come on, it hurts
so good….Oh swell.”
His name was Steve
Something. Steve Whatever. I couldn’t remember. Steve Something or Steve
Whatever from the drama class.
“Hey it was quite good. I was just surprised.
Couldn’t believe you could do it as well as I,”he told me and his brown eyes
also spoke the language of sincerity.
“So when did you first learn all this? At the
beginning of the semester or last night? Quite impressive,” Steve was still
speaking. He did not know when to stop. He was genuinely surprised to discover
I could almost outdo him. Just almost.
They had given me a blond wig to get into the
part and I had tucked my long black hair under it. It looked utterly
ridiculous, and I was taking it off, but actually, no, I would not take it off!
I had decided to become Portia. All I needed was a wig, plus one Big Mac a day.
“When I was a baby
girl, I learned about The Merchant of Venice in Hue, Vietnam,” I
answered Steve’s question. I also meant for my eyes to speak the language of
sincerity. I was telling the truth. I was sharing my past with him. I travelled
back to the time when my father was teaching English and American civilization
to twenty-two-year-old college women at Hue University. Those young women had
taken turns translating pages from The Merchant of Venice and A
Farewell to Arms into Vietnamese. They hand wrote the translation onto a
coffee-table hard-bound notebook. Pages beautifully bordered in flowery motifs
and art emblems of the Faculty of Letters, sharp black ink on the best of
grainy ivory paper. Some of the women were artists-to-be and they drew
illustrations with ink and water colors and these artworks were inserted in
between pages of translation. The beautiful notebook was given to my father as
a gift at the end of the semester. I had seen these pages, words written in beautiful
penmanship, those black and blue ink strokes reminding me of dancing swans. It
was the most exquisite thing I had seen — this wonderful handwritten notebook
that commemorated my father’s teaching career.
“What? You learned Shakespeare in Vietnam? You
must be kidding me,” Steve was lighting a cigarette, and people were leaving
the theater. “I don’t believe it,” he said. “I know about Vietnam. My brother
was there in the army. People wore black pajamas and village huts were blowing
up. Couldn’t have Shakespeare taught to a little girl in a place like that.”
I looked back to the spot to which I had been
staring while on stage. The Crazy Man was hovering like an angel, waving at me:
“Hello, my First
Lady.”
“How difficult is it to become a First Lady in
America?” I asked Steve, and then my face felt hot. I swallowed with
difficulty, my mouth all dried up, and I felt sorry I had even asked the
question. The echo of The Crazy Man’s voice became louder and numbed my ears:
“Hello, my First
Lady.”
Steve had not extinguished
his cigarette, his eyes darting around the theater. Naturally, he did not see
the hovering Crazy Man.
“You mean like Jackie
Kennedy?” He asked. “I don’t think you can play her.
She is five feet seven. Besides, you are
Oriental.”
I looked away to avoid the smoke coming from
his cigarette and the reality it painted. I was Oriental, as in Oriental rugs.
I was no Jackie Kennedy. I could eat ten Big Mac’s a day and I would never be
five feet seven. I looked to the spot above again, but The Crazy Man was no
longer there. He had flown away.
“Hey are you crying?” Steve was still smoking,
and everyone else had left the theater. “Don’t feel bad, kid. So what if you
can’t play Jackie. This is America. Every one is a First Lady. Every one is the
President. It’s a democracy. It’s the American dream.”
***
My instinct was correct. I never saw The Crazy
Man again, since only a day later, the campus newspaper reported that he died
in intensive care.
He had no family in the U.S. so the Vietnamese
refugees in southern Illinois pooled their resources to hold a funeral. The
campus administration, several student anti-violence groups, and churches in
the area also contributed. His burial invoked as much gossip as the rumors
about his life. Fearful of his killers and the prospect of hate crimes, many
refugee families were too afraid to attend his funeral. Some started lying
about where they were from. Others hopped on a bus and immediately left for
California after the funeral. After all, California is the promised land for
Asians.
I did not attend the funeral, for a different
reason.
On that day I skipped
classes and tried to sleep while snow fell outside. For Vietnamese, white was
the color of mourning. His funeral coincided with the first snowfall of the
season. I stayed in bed the whole day and in between short lapses of sleep, I heard
again the sounds of gunshots and airplane engines. Déjà vu. Images of
falling leaves and falling snow dancing on an all-white path dashed through my
head. Even the leaves had turned white.
I heard again the cargo airplane engine with
its rhythmic pounding noises, and I wondered what it felt like to stop
breathing and die, lying underneath the hammering of nails onto a coffin lid. I
wished I could lie in silence, under beds of roses and tulips. Yet I tossed and
turned in my bed, hearing pounding noises above my head as my temples pulsed. I
knew The Crazy Man was gone and I lived on.
***
To the Vietnamese students at SISU, the Crazy
Man became a myth.
Vietnamese believed in the luck of number
nine. I believed that all important things in life should be summed up in nine
words.
For the years to come in my life in America, I
kept wishing I had delivered my nine words to him. Either to the man I knew, or
the symbol he had become in my head. Whenever I thought of him, I still felt
the ticklish sensations on my abdomen, together with the urge to cry. I
thought, too, of all the ideals and dreams that had died when I crossed the
ocean in 1975, revived shortly when I exchanged words with him and during my
first appearance as Portia on the SISU stage.
I let myself daydream one day and thought of
all the what-if’s, and I wrote down in my diary combinations of my nine words.
On the page appeared the following:
Dear
Mr. President of the new Republic,
I think I have
fallen in love with you.
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Yes,
I would very much like to marry you.
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Who
knows perhaps we could have saved our dream.
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Em
nghĩ rằng hình như em co’ yêu anh
1 2 3 4 5 6 7 8 9
DNN C1999
No comments:
Post a Comment