ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Sunday, December 30, 2012

RAVENSYARD'S INTERVIEW OF UYEN NICOLE DUONG (Phỏng vấn)

The Vietnamese translation of this interview is available at the end of this post.
Ba?n di.ch tie^'ng Vie^.t o? phia' duo'i pha^`n tie^'ng Anh trong mu.c na`y.

Tuesday, June 21, 2005
INTERVIEW WITH THE AUTHOR OF 
DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG

CONDUCTED BY RAVENSYARD LTD, ORIGINAL PUBLISHER OF 
DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG

SOURCE:  ravensyard.com
published 2005

RY: How did you come to write “Daughters of the River Huong”?
Duong:  We can call  the novel, “River Huong.”  I’m not sure anyone – even the writer – can fully understand all the sources for a writer’s creative energy.  The themes that were at work for me included my mother’s hometown, the city of Hue, and the native people from the extinct Kingdom of Champa.
My mother is from Hue, and of course she has played an important part in my creative life since childhood.
All Vietnam veterans who served in Vietnam, I imagine, would remember Hue and the battle there during the TET offensive in 1968. Hue was an imperial city, and represented the past glory of the independent Vietnam before French colonialism. Control of Hue was very important and one of the reasons why the battle in 1968 was so intense. I know many American veterans of the Vietnam War remember Hue. One time at a social gathering at a filmmaker's home (Mr. Oliver Stone) in California, I was introduced to a Vietnam vet and when he found out my mother came from Hue, all he wanted to talk about was the battle for the imperial city. In a way, this made me sad that my mother's hometown was associated only with the bloodshed of war in the minds of the American public. For that reason, I want to bring Hue and its motif into my novel.
The River Huong, commonly known among tourists as the Perfume River, is the landmark of Hue. It is associated with the beautiful and romantic women of Vietnam. It also has historic significance independent from the famous battle. One of the last Vietnamese monarchs, together with two mandarin strategists, plotted a revolt against the French protectorate government during his boat trips on the Perfume River. Of course, it was unsuccessful and the young king was exiled. Hue and its River Huong are also associated with the past kingdom of Champa, which annexed into Vietnam as of the 15th century. I have always been interested in the indigenous peoples of Southeast Asia, including the Champa heritage. In 1991, a Vietnamese friend of mine, a psychologist who had studied Carl Jung, told me I looked more like a Cham woman than a Vietnamese. This gave me the idea to pursue a creative urge. I conceived the novel during the same year.
Initially, I began work on an epic novel called "The Queens of Champa." Later, I wrote a short story called "The Young Woman Who Practiced Singing," and a non-fiction piece called "Coffins of Cinnamon." These three works evolved as I worked on them into one body of work, which was about 1,000 pages long. The main theme was  the fall of South  Vietnam and its effect upon South Vietnamese  – my characters.  Knowing that the work would be extremely difficult to market at that length, I contacted Sandra Djikstra, the famous literary agent, for an opinion. She told  me that she would like to have a manuscript that resembled the formula of  Memoire of a Geisha.  I then decided that perhaps I did not need a literary agent as much as I  need to follow my instinct.  So I rewrote the work and broke it down into three pieces: a trilogy. The first of the trilogy was “Daughters of the River Huong."  The other two pieces are also ready to be marketed.


RY: How much of the story is autobiographical?
Duong: My story is a work of literary fiction; so no, it is not autobiographical. However, the voice of each protagonist in this family saga is authentic. The things I wrote about were based on what some acting teachers call my own sense-memory recollection, a stage acting method pioneered by the actress Uta Hagen. I learned about this sense-memory recollection when I attended acting school. I learned how to tap into my private feelings in order to render true sentiments to my creative work. It came very naturally to me and I brought the sense-memory recollection acting method into my fiction writing. Many critics and writing teachers would say an author's early work is quite often thinly disguised autobiography. But remember writers also learn the number one principle: write what you know. Vietnam is what I know.

RY: What was your vision in writing River Huong?
Duong: I wanted to capture the beauty of my home culture, and the sorrow of its women in the form of literary fiction. I followed the heart of Madame Cinnamon, who was a principal character but never spoke directly in the novel.

RY:  What would you like to say to other Vietnamese-American readers?
Duong: I will take solace in knowing that the new generation who was born in the US will hopefully know of the River Huong's romanticism and place in Vietnamese history via my work. For first generation Vietnamese in the US, I hope the novel will bring them back to a time and place, perhaps lost and passed, but not forgotten.

RY: Is your work political?
Duong: I have no political statement to make except to note the events and settings in some parts of this novel were dark chapters of Vietnamese colonial history. The history of Vietnam is being reevaluated all the time by the writers of Vietnam, and by Vietnamese-American writers like me. I believe literary fiction has a great deal to add to the voices describing Vietnamese history. I hope my writing is of the humanity of this history. I don't wish to write about politics per se, and I don't want to use the literary art to crusade for any particular cause. I think that would kill the literary art.

RY: How and when did you come to the U.S.?
Duong: Via the U.S. airlift, five days before the fall of Saigon. I was 16 going on 17.

RY: Tell us about your family and their influences.
Duong: My father was a professor of linguistics at the University of Saigon, Faculty of Letters. He continued his teaching career in the U.S. but in a different discipline. My mother was a teacher of Vietnamese literature, who left her family in order to teach at Faifo, a port town adjacent to a war zone. She saw her students pulled into the war and various sides of the ideological battle. The port town of Faifo was a meeting place between east and west, where international traders and the missionaries first set foot in that part of the world, on their voyage from India to China. I consider my mother's action quite feministic for her time: leaving home to teach and rejecting a pre-arranged marriage in the name of love. She married my father in Faifo for love. But despite this independent spirit, she has remained a very traditional woman faithful to Confucian values all her life. I was born in Faifo.

I also should point out that both of my grandmothers were influential in every endeavor I have undertaken in my life, including my creative writing, even though neither could read or write even their native tongue, Vietnamese. This was not unusual for their generation -- the generation of Vietnamese women coming from the villages of Vietnam, born at the turn of the century. Yet, this was the generation that survived and bore the bloodshed of continuous warfare. My paternal grandmother died in California. My maternal grandmother died in Saigon, only a few years after the communist takeover.

RY: How has your profession as a lawyer affected your work as a writer?
Duong: Currently, I am a law professor. I have been making a living and maintaining my professional standing in the law for 20 years, at all times maintaining my commitment to excellence in the law. It has been a hard struggle to combine law and art, and the combination at times has been exhausting. I have had to compromise of my career ambitions to pursue my literary art. But I never compromised excellent performance in the law. This is very important to me because, although I did not choose this role, it happened that I was the first Vietnamese American female in various places within the law. This distinguishes me from other lawyer-cum-writers.

RY: You mentioned compromising your ambition. What do you mean?
Duong: Oh, you have to make choices in life. It happened that for me to continue my writing I've had to pass up some professional opportunities. For example, I did not pursue a judicial career to the maximum possible, and resigned from the judgeship. I also withdrew from the White House Fellowship competition. A judicial, political or public service career would have restricted the freedom of my pen because such a career would have put my writing under constant public scrutiny, and of necessity limited my ability to create my literary art.

RY: But you didn't leave the law. Why?
Duong:  To me, law is a beautiful end in itself – containing notions of freedom, liberty, and justice for all. I will never give up working with the law. It is not just a day job. If I had wanted just a regular job to earn a living, I could have done something far less demanding and concentrated on my writing at night. I do not want to do that. Other writers may think of law as a day job, in which they plug themselves to wait for that commercial break with their novel. That's not how I want to live my life. When I say I can do both law and art, I will do both.
I have found it is possible to combine both, although there must be compromise. It all depends on the writer's level of determination and sacrifice. It turned out that all my professional life I have dealt with the conflicting demands of both the law and art, internally and externally. In my various law jobs, for example, I have had to fight a bias that as an artist I did not take my law job seriously. Wrong. This bias was enhanced because I was a Southeast Asian woman living with those cultural stereotypes. Further, the law is restrictive, and art is free, and the creative processes are different. I wrote about this conflict between law and art in my scholarly research work on law and literature. Yet, in many ways I have found that for me the worlds of law and art compliment each other.

RY: Your novel has poetry and music in it. How does this come about?
Duong: Again, I draw from my life experience to write fiction. Music, poetry, the performing and visual arts are just as important to me as literature. The only art form that I have not experienced is sculpture.

RY: What artist do you most admire?
Duong: What a loaded question! There are many artists I admire. But one? Perhaps Maria Callas. A reader of River Huong won't be surprised by this, I expect. The novel is textured by classical music and the poetry of Baudelaire. And it is, after all, derived from a love story I wrote about a "young maiden who practiced singing.”


Maria Callas' eyes, marker & enamel on paper, DNN C2010

Ms. Callas had a very sad life, even scandalous. Yet it was the glamorous life of a diva and the disciplined life of an artist dedicated to the search for perfection. She was also a dramatist, in life and on stage. Drama was in every feature of her face and her expressive eyes, as well as in her delivery of all the great female roles of the operatic world. Her unique voice was technically imperfect. It was beautiful yet full of raw edges.

In my view, Ms. Callas really lived. And struggled along in that life. She was an icon of style and fashion, yet she struggled to stay thin and to combat skin problems. She was alienated and exploited by many, including her loved ones. She courageously learned to live with so much pain in all that glamour; so much hurt by love; and so much driven by her art. Her's was a life full of eccentricity, anguish, anxieties, conflicts and despair, gains and losses, as well as the limelight of her stage.

Her life was imperfect, but she was an immortal artist who has really loved and has really lived with all the negative as well as positive emotions. Ms. Callas did not build the world’s greatest wonder, nor find a cure for cancer, nor put a stop to a war, but she left us something so fragile yet so strong and enduring, so mortal yet so eternally beautiful it is with us forever. It is the human voice delivered by an artist, all wrapped in the dramatic yet vulnerable nature of a passionate woman. All legacies of the great men and women of our world can be politicized, but not when it is pure art, like the voice of Maria Callas and the music her wonderful voice has delivered to us. As you can see, I feel very deeply about how art can give meaning to life.

RY:  Thank you. We hope that readers will enjoy the novel as much as we enjoyed reading your manuscript when we decided to publish it.

BAN DICH VIET NGU 
CUA TIEN SU NGU HOC LINH CHAN BROWN

Daughters of the River Huong
a Vietnamese royal concubine and
her descendants
(RavensYard Publishing, Ltd., Fairfax Va.
ISBN 1-928928-16-1; trade paperback, 271 pages, SRP $17.95)

BA?N DI.CH BA`I PHO?NG VA^'N CU?A RAVENSYARD:

Cuộc phỏng vấn Uyen Nicole Duong (Dương Như Nguyện) do nhà xuất bản RavensYard thực hiện trước khi phát hành cuốn ‘Con Gái của Sông Hương’ vào tháng 7, năm 2005.

Đôi Nét về Tác Giả: Sinh quán tại miền Trung Việt Nam, Uyen Nicole Duong đến Mỹ trong lứa tuổi vị thành niên ngay lúc Sài Gòn sụp đổ. Cô tốt nghiệp Báo Chí và Luật Khoa tại Southern Illinois University, the University of Houston Law Center và Harvard Law School. Cô cũng đã theo học ngành diễn xuất tại American Academy of Dramatic Arts ở New York City và Pasadena, California, đồng thời cũng là một bỉnh bút cho Quận Học Chánh Houston. Sau đó cô được bổ nhiệm làm giám đốc cơ quan quản lý các vụ kiện có thể gây rủi ro, và là người phụ nữ Á Châu đầu tiên có chân trong Ban quản trị Quận Học Chánh Houston. Cô cũng đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Houston, Tiểu Bang Texas, được Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ vinh danh là vị chánh án người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ trong năm 1992. Cô từng hành nghề tư vấn trong lãnh vực kỹ nghệ dầu lửa quốc tế, là luật sư của cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Securities and Exchange Commission, Hoa Kỳ, đồng thời là Giáo sư Đại học Luật Khoa Denver, Colorado.
 
RY: Những lý do nào đã thúc đẩy cô viết cuốn 'Con Gái của Sông Hương' ?
 
Duong: Ngay cả giới cầm bút cũng khó có thể nói được động cơ nào là nguồn năng lực sáng tạo của một nhà văn, tuy nhiên đối với cuốn sách này, một số chủ đề đã theo đuổi tôi, đó là thành phố Huế, sông Hương, và người dân của vương quốc Chàm đã bị xóa tên.
Mẹ tôi, một phụ nữ Huế, là người đã góp phần quan trọng trong cuộc đời văn chương của tôi ngay từ thuở còn thơ. Tôi tin rằng tất cả những cựu chiến binh Việt Nam đều nhớ đến Huế và trận chiến Mậu Thân năm 1968. Huế là cố đô, là thành phố tiêu biểu cho một thời độc lập vinh quang trước khi bị người Pháp đô hộ. Thế nên kiểm soát Huế là một điều quan trọng và đó là lý do tại sao trận chiến năm 1968 đã khốc liệt như vậy. Tôi biết những người cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam đều nhớ đến tên của thành phố này. Một lần, trong một cuộc gặp gỡ xã giao tại nhà một người làm phim ở California, tôi được giới thiệu với một người cựu chiến binh và khi biết rằng mẹ tôi là người Huế, ông ta nói ngay đến tất cả những gì mà ông ta biết về thành phố này, tựu trung chỉ là trận chiến xảy ra ở đó. Điều này phần nào làm cho tôi cảm thấy buồn vì quê hương của mẹ tôi đã gắn liền với một cuộc chiến đẫm máu trong tâm hồn người Mỹ. Đó cũng là lý do tôi muốn mang Huế và chủ đề liên quan đến nó vào tác phẩm này.

Còn sông Hương, như khách du lịch thường biết đến dưới tên gọi 'Perfume River', là một thắng cảnh của Huế. Dòng sông nổi tiếng này cũng làm cho người ta liên tưởng đến nét đẹp, lãng mạn của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời đây cũng là một dòng sông mang dấu tích lịch sử nói lên tinh thần độc lập của dân Việt. Một trong những vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cùng với hai cận thần của mình âm mưu thực hiện một cuộc bạo loạn chống lại nhà nước bảo hộ Pháp, họ đã từng gặp gỡ nhau bí mật trên dòng sông Hương. Dĩ nhiên âm mưu này đã thất bại mà kết quả là nhà vua yêu nước trẻ tuổi đã bị lưu đày. Thành phố Huế và dòng sông Hương cũng đã gắn bó với vương quốc Chàm trong quá khứ, được sát nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 15. Tôi rất yêu thích các sắc dân thiểu số ở vùng Đông Nam Á, kể cả những người gốc Chàm. Năm 1991, một người bạn Việt của tôi, một nhà tâm lý học đã từng nghiên cứu về Carl Jung, bảo rằng tôi có vẻ giống người Chàm hơn là Việt. Ý tưởng này gợi hứng cho tôi trong việc sáng tác và tôi đã thai nghén tác phẩm này vào cùng năm đó.
Ban đầu, cuốn truyện viết theo kiểu thiên anh hùng ca này được mang tên là 'Hoàng Hậu Đất Champa.' Sau đó, tôi viết một truyện ngắn khác nhan đề là 'Người Thiếu Nữ Tập Hát,' và một truyện phi-giả-tưởng khác, 'Những Cỗ Quan Tài Của Quế.' Và rồi tôi kết hợp cả ba chủ đề này vào trong một trường thiên tiểu thuyết. 'Con Gái của Sông Hương' là tác phẩm đầu của một bộ trường thiên gồm ba quyển nói về 'sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.' Tôi dự tính sẽ bán tác quyền hai quyển còn lại trong loạt này.

RY: Có bao nhiêu phần đời thực của cô trong tác phẩm này?
 
Duong: Đây là một tác phẩm văn chương hư cấu, không phải là một cuốn tự truyện. Tuy nhiên tiếng nói của mỗi nhân vật chính trong bộ trường thiên tiểu thuyết này đều phảng phất tính chân thực. Những điều tôi viết ra là những gì mà những vị giáo sư bộ môn diễn xuất của tôi gọi là những hồi-ức-bén-nhạy, một phương pháp diễn xuất sân khấu mà nữ diễn viên Uta Hagen là người tiên khởi. Tôi học được kỹ thuật này từ trường đào tạo diễn viên sân khấu. Tôi đã học cách làm thế nào thể nhập vào dòng cảm xúc cá nhân của mình để có thể làm rung động lên những tình cảm trung thực và mang nó vào sáng tạo. Bây giờ thì là chuyện hết sức tự nhiên và tôi đã mang được cái phương pháp hồi-ức-bén-nhạy này của kỹ thuật sân khấu vào việc sáng tạo. Một số những nhà phê bình văn học hay những người dạy viết văn thường cho rằng tác phẩm sơ khởi của nhà văn đều mang dấu ấn tự truyện. Tuy nhiên một điều xin nhớ rằng những nhà văn cũng đã học được nguyên tắc căn bản của nghệ thuật viết văn: Viết về những gì mà bạn biết rõ. Sông Hương là những gì mà tôi biết.

RY: Khi viết về dòng sông Hương, cái gì ở trong trí tưởng của cô?
 
Duong: Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hóa quê hương tôi cùng nỗi đau buồn của thân phận phụ nữ qua hình thức văn chương hư cấu. Đó là tiếng nói chân thực cất lên từ trái tim của bà 'Quế,' nhân vật chính của câu chuyện nhưng không bao giờ nói thẳng ra ở trong tác phẩm.

RY: Cô có điều gì muốn nói với những độc giả người Mỹ gốc Việt của cô?
 
Duong: Sẽ là một điều khích lệ đối với tôi nếu thế hệ những người sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ sẽ hiểu được tính cách lãng mạn của dòng sông Hương và vị trí của nó trong lịch sử qua cuốn truyện này. Còn đối với thế hệ di dân thứ nhất, tôi hy vọng rằng tác phẩm này sẽ mang họ trở về với quá khứ, với thời gian và không gian đã qua đi, đã mất dấu, nhưng không hề bị lãng quên.
 
RY: Tác phẩm này có nhuốm chút nào màu sắc chính trị?
 
Duong: Tác phẩm đã không hề mang một thông điệp chính trị nào ngoại trừ một điều xin được lưu ý là những sự kiện, những dàn dựng trong tác phẩm này phần nào đã phản ảnh những chương đen tối trong lịch sử Việt Nam. Lịch sử Việt Nam luôn luôn được tái thẩm định bởi những nhà văn Việt Nam cũng như những nhà văn người Mỹ gốc Việt như cá nhân tôi. Tôi nghĩ rằng văn chương hư cấu đóng góp phần không nhỏ vào tiếng nói miêu tả lịch sử Việt Nam. Tôi hy vọng tác phẩm của mình nói lên được khía cạnh nhân bản của lịch sử. Tôi không có ý định viết về chính trị cũng như không dám dùng văn chương để cổ vũ cho bất kỳ lý tưởng nào. Tôi không chủ trương 'văn dĩ tải đạo,' vì như vậy là giết chết văn chương.

RY: Cô đã đến Mỹ bằng cách nào?
 
Duong: Bằng đường không vận của Mỹ, năm ngày trước khi mất Sài Gòn. Lúc đó tôi mười sáu tuổi.

RY: Xin vui lòng cho chúng tôi biết vài nét về gia đình cô và giải nghĩa xem cô đã bị ảnh hưởng gia đình như thế nào.
 
Duong: Thân phụ tôi là một giáo sư ngữ học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Ông vẫn tiếp tục nghề dạy học khi đến Mỹ nhưng ở một lãnh vực khác. Mẹ tôi là một giáo sư Trung học, giảng dạy bộ môn văn chương. Bà đã rời gia đình vào dạy học tại Hội An, một thành phố duyên hải không xa mấy với vùng đất chiến tranh. Bà đã chứng kiến những người học trò của mình bị cuốn hút vào cơn lốc chiến tranh, vào những phe phái thù nghịch trong cuộc chiến ý thức hệ. Thành phố Hội An cũng đã từng là nơi giao lưu giữa Đông và Tây, nơi mà những thương nhân và các nhà truyền giáo ngoại quốc đặt chân đầu tiên trong chuyến hải hành của họ từ Ấn Độ đến Trung Quốc. Vào thời của mẹ tôi, việc rời nhà dạy học ở nơi khác và đi theo tiếng gọi của trái tim, từ chối một cuộc hôn nhân được sắp đặt trước, theo tôi là một hành động mang màu sắc nữ quyền. Bà kết hôn với cha tôi tại Hội An trong một mối tình tuyệt đẹp. Tuy có tinh thần độc lập như thế, mẹ tôi vẫn là một người phụ nữ mang truyền thống Á Đông, trung thành với những mẫu mực Khổng giáo suốt cuộc đời bà. Tôi đã chào đời tại thành phố Hội An. Một chi tiết khác mà tôi không thể không nhắc đến là tôi cũng đã chịu ảnh hưởng hình ảnh của cả bà nội lẫn bà ngoại trong cuộc sống sáng tạo của mình, kể cả trong sự nghiệp viết văn, mặc dù bà nội bà ngoại của tôi không hề biết đọc hay biết viết, ngay cả tiếng Việt. Đối với thế hệ của họ, thế hệ của những người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên từ những làng quê trong giai đoạn chuyển mình của lịch sử, đây là chuyện khá bình thường. Vâng, đây cũng là thế hệ đã sống sót sau một cuộc chiến dai dẳng và đẫm máu. Bà nội tôi mất tại California, còn bà ngoại tôi mất tại Sài Gòn, chỉ vài năm sau khi cộng sản thôn tính miền Nam.

RY: Cô là một luật gia, điều này có ảnh hưởng gì đến công việc viết văn của cô?
 
Duong: Vâng, hiện nay tôi là giảng sư dạy bộ môn luật tại Đại học Luật khoa thành phố Denver. Tôi sống và giữ vững cương vị chuyên nghiệp trong ngành luật suốt 20 năm qua, luôn luôn gắn bó với những giá trị tuyệt vời của ngành này. Quả thật đã có một cuộc đấu tranh khá gay go trong nỗ lực kết hợp luật học với văn chương, sự kết hợp đôi lúc tưởng như khó vẹn toàn. Thế là tôi phải đi đến những thỏa hiệp, cụ thể như, tôi đã không theo đuổi ngành tư pháp nhằm vươn tới những khả năng tuyệt đích mà nó có thể mang lại, cũng như đã từ chức khỏi ngành thẩm phán. Đồng thời tôi cũng đã rút lui khỏi cuộc dự tranh về chương trình Học Bổng của Tòa Bạch Ốc, dù đã được tuyển chọn làm đại diện các tiểu bang vùng Tây Nam. Ngành tư pháp, chính trị, hay phục vụ công cộng chắc chắn sẽ hạn chế sự tự do của ngòi bút, bởi vì những lãnh vực này sẽ đặt tôi vào cương vị của một người luôn bị công luận soi mói. Như thế tôi đã không bao giờ hứa hẹn cho mình đạt đến tuyệt đỉnh của danh vọng trong ngành luật, nhưng vẫn luôn luôn trung thành với chủ trương làm việc tích cực và tạo thành tích xuất sắc trong ngành làm việc của mình. Đây là điểm rất quan trọng đối với tôi, vì mặc dù đã không lựa chọn con đường đi đến tuyệt đỉnh danh vọng trong ngành luật, tôi cũng vẫn được xem như là người phụ nữ Mỹ gốc Việt tiên phong đã từng nắm giữ một số vị trí quan trọng trong ngành luật. Điều này phân biệt tôi với những người khác, học luật nhưng lại đi hành nghề viết lách.
Đối với tôi, luật học tự nó là một cứu cánh tốt đẹp bao hàm những ý niệm phổ quát về quyền tự do và công lý cho hết thảy mọi người. Thế nên tôi không bao giờ từ bỏ con đường này. Đây không phải là một nghề để kiếm sống qua ngày. Nếu quan niệm như thế, có lẽ tôi đã lựa chọn một nghề nào đó ít đòi hỏi năng lực hơn để có thể tập trung vào công việc viết văn ban đêm. Tôi không muốn như vậy. Vâng. Có thể có một số nhà văn đã quan niệm ngành luật như một nghề kiếm sống, họ dính vào đó và chờ đợi lúc tác phẩm văn chương thành công là bỏ rơi công việc về luật. Đó không phải là đời sống mà tôi mong muốn. Khi tôi nói rằng tôi có thể theo đuổi vừa luật học lẫn văn chương, có nghĩa là tôi sẽ thực hiện cả hai, một cách chuyên nghiệp.
Tôi thấy mình đã kết hợp cả hai một cách hài hòa. Vấn đề chỉ là mức độ quyết tâm và sự hy sinh của nhà văn. Một điều khá rõ ràng là trong suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của tôi, tôi đã phải đối diện với những yêu cầu đối nghịch nhau của cả hai ngành luật học và văn chương, nội tâm lẫn ngoại giới. Cụ thể như trong nhiều công việc liên quan đến ngành luật, tôi đã phải đấu tranh với một thành kiến luôn cho rằng nếu là một con người nghệ sĩ tôi đã không bao giờ có thể hoạt động trong ngành luật pháp một cách nghiêm túc. Thành kiến này càng được tăng thêm bởi vì người ta cho rằng tôi là một phụ nữ Đông Nam Á, sống đóng khung trong những mẫu mực văn hóa nhất định. Hơn thế nữa, luật pháp là khuôn khổ nguyên tắc, còn nghệ thuật là tự do phóng khoáng, tiến trình sáng tạo hoàn toàn khác biệt. Sự xung đột này giữa văn chương và luật pháp đã được tôi trình bày trong những công trình nghiên cứu hàn lâm. Một cách tóm tắt, trên rất nhiều phương diện, tôi nhận thấy rằng thế giới của văn chương và luật pháp đã bổ túc lẫn nhau.

RY: Tác phẩm của cô mang cả chất thơ lẫn nhạc. Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra?
 
Duong: Đó là những gì rút ra từ kinh nghiệm bản thân của tôi khi viết truyện hư cấu. Âm nhạc, thi ca, hội họa, nghệ thuật trình diễn đối với tôi cũng quan trọng như văn chương. Chỉ có một bộ môn nghệ thuật mà tôi chưa có kinh nghiệm là điêu khắc.

RY: Nếu không phải là chính cá nhân mình, nhân vật nào là mẫu người lý tưởng mà cô muốn trở thành?
 

Maria Callas' eyes, marker & enamel on paper, DNN C2010

Duong: Hừmmm. Một câu hỏi hóc búa! Tôi có thể kể ra hàng tá nhân vật mà tôi muốn trở thành, hoặc thành thật mà nói, không một ai cả (một chút yên lặng). Cũng có thể là Maria Callas. Chắc là không có một độc giả nào của River Huong ngạc nhiên về điều này, tôi nghĩ như vậy, vì tác phẩm của tôi được kết cấu bởi âm nhạc cổ điển và thơ Baudelaire. Đây là câu chuyện tình về 'một người xử nữ tập ca.' (cười).

Cô Callas đã có một cuộc đời khá buồn, nếu không nói là tai tiếng, thế nhưng đây là cuộc sống đầy mê đắm của một nữ danh ca nhưng lại rất kỷ luật, một nghệ sĩ đã hiến trọn đời mình cho nỗ lực kiếm tìm sự tuyệt mỹ. Cô cũng là một kịch sĩ, trong đời sống cũng như trên sân khấu. Kịch tính thể hiện trong từng đường nét nổi bật trên khuôn mặt, trong đôi mắt diễn cảm, cũng như trong tất cả những vai trò phụ nữ mà cô ta diễn xuất trong thế giới nghệ thuật opera. Giọng ca độc đáo của cô, trên phương diện kỹ thuật mà nói, chưa được hoàn chỉnh, nhưng nó tuyệt vời ở chỗ còn mang âm hưởng nguyên sơ đó. Đối với tôi, đây là nhân vật sống thực mà cuộc đời là cả một chuỗi dài phấn đấu. Một biểu tượng của kiểu cách và thời trang, cô đã phải cố gắng rất nhiều để chống chỏi với bệnh mập phì và giữ được cho mình một thân hình mảnh mai cũng như phải bảo vệ và làm hoàn hảo làn da không được mịn màng. Người ta lánh xa cô đồng thời lợi dụng cô, kể cả những người thân yêu. Cô đã phải rất can đảm để học cách sống với tất cả những nỗi đau trong cuộc sống đầy mê đắm đó. Khổ đau cùng cực trong tình yêu và cuốn hút tận cùng trong đam mê nghệ thuật. Một cuộc sống đầy những lập dị, thống khổ, khắc khoải, xung đột và tuyệt vọng, thắng cuộc và mất mát như ánh đèn trên sân khấu đời nàng. Nếu tôi phải chọn đời sống của một ai đó, chắc là tôi sẽ chọn đời sống của một nhà nghệ sĩ không toàn vẹn, không vĩnh cửu, một người thật sự đang yêu, đang sống với tất cả những tình cảm tiêu cực và tích cực của nó. Cô Callas không phải là người xây dựng nên một kỳ quan hàng đầu của thế giới, hay là người tìm ra phương thuốc chữa trị ung thư, cũng không phải là người chận đứng một cuộc thế chiến, thế nhưng cô đã lưu lại cho chúng ta một cái gì đó quá đỗi mong manh nhưng lại rất mãnh liệt và bền vững, một nỗi chết không rời nhưng bao hàm nét đẹp thiên thu bất tử. Đó là giọng hát tuyệt vời rất trung thực của loài người được trao truyền bởi một nghệ sĩ, tất cả được gói ghém trong bản chất đầy bi kịch tính và yếu đuối của một người phụ nữ mê đắm. Tất cả những di sản của những vĩ nhân trong thế giới này có thể bị chính trị hóa, thế nhưng những tác phẩm thuần túy nghệ thuật thì không bao giờ, cụ thể như tiếng hát của Maria Callas và khúc nhạc cổ điển mà giọng hát tuyệt vời của nàng đã gởi đến chúng ta trong suốt cuộc đời nàng, những âm hưởng còn tiếp tục vang vọng mãi đến với chúng ta sau khi nàng đã nằm xuống. 

THE END

No comments:

Post a Comment