ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Thursday, October 25, 2012

MS. TAM'S MONA LISA SMILE AND THE VIETNAMESE WRITER -- Nhà văn Việt Nam & Nụ cười Mona Lisa của Cô Tấm: VISUAL POETRY Tranh thơ

FOUR SEASONS
copyright DNN 2010, 2012
enamel fingernail polish and markers on paper 
digital inverted 


Nhận định – Câu chuyện văn chương: 

TỪ BÁNH TRÔI NƯỚC ĐẾN RỪNG LAN:
 ĐI TÌM MONA LISA

Tiêu chuẩn nghiên cứu tiểu sử và phân tích thi văn được tiêu biểu qua vấn đề thơ Hồ Xuân Hương (HXH). Nhà thơ mang tư tưởng cách mạng xã hội và nữ quyền trong thời quân chủ? Nhân vật lịch sử HXH?  "Hiện tượng" HXH? Cái gì là thật sự của HXH? Cái gì đứng ngòai "thi phong" của người phụ nữ ấy? Cái gì có thể kiểm chứng bằng dữ kiện và suy luận dựa trên căn bản khoa học? Cái gì là "ý thích" và phỏng đóan chủ quan của người đọc, hoặc sự bóp méo, xuyên tạc, đánh lạc hướng – tất cả với mục đích gì? Đâu là sự thật?

Đây không phải là những bàn cãi cho vui gọi là "trà dư tửu hậu” trong trò chơi văn chương. Lịch sử và văn học sử là cốt lõi của sự trường tồn văn hóa và dân tộc, trong đó có cả vấn đề đạo đức sáng tác và nghiên cứu. Ngòai ra, trong trường hợp thơ HXH, còn có vấn đề phụ nữ và cải cách xã hội. Lịch sử và văn học sử như dòng nước không thể bị chặt đứt, cần gạch nối giữa xưa và nay.

Lấy thêm một trường hợp khác: Trái tim của Ỷ Lan Thái Phi - người phụ nữ có cơ hội giúp nước vì là vợ và mẹ của vua. Bà còn nổi danh lịch sử vì công đức Phật Giáo. Những giai thọai truyền khẩu cho rằng chính bà là đọan cuối của câu chuyện dân gian Tấm Cám:  trong đó bà là người chủ mưu buộc tội Dương Hòang Hậu và gây ra cái chết thảm khốc của nhiều phụ nữ trong cung cấm. Đâu là sự thật? Đâu là cái Tâm – Tấm Lòng Son -- của Ỷ Lan?
HXH trộn lẫn với dân gian, uất ức trước bất công xã hội. Ỷ Lan là điểm cao của tổ quốc, đến từ dân gian – cô hái dâu trở thành mẹ và vợ của vua, người phụ nữ nhiếp chính.

Tất cả – chung quanh hai người phụ nữ -- Ỷ Lan của thời Lý khi Phật Giáo trở thành Quốc Giáo, hay HXH của nhiều kỷ nguyên sau -- đều mang cùng tính cách bí ẩn hay huyền thọai như nụ cười Mona Lisa của danh họa Leonardo de Vinci. Đâu là sự thật? Sự thật trắng, đen, hay màu khói lam? Mona Lisa cười hay không cười? Đâu là TẤM lòng son của cô TẤM?

Tấm lòng son là cái tâm chuyển hóa được định mệnh của Tố Như, là cái neo của vận nước nổi trôi qua hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH.  Không phải chỉ hạn hẹp ở nghĩa chữ trinh của cô Kiều.

Đâu là tấm lòng son? Bí ẩn của nụ cười Mona Lisa? Từ nước mắt lưng tròng cho quá khứ, đến nụ cười hứa hẹn của tương lai.

Tâm sự của nhà văn khi phải đặt bút xuống, phải đối diện với việc đi tìm sự thật? Gánh văn chương và trách nhiệm về sự thật nặng hơn cái chết.

Trong phạm vi nhỏ bé hạn hẹp của một bài thơ sáng tạo vì ngẫu hứng, tôi trừu tượng hóa và biểu tượng hóa sự việc, hy vọng giúp độc giả tiêu khiển (và suy nghĩ thêm) một cách nhẹ nhàng.
Dương Như Nguyện
Copyright 2012


NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ NỤ CƯỜI MONA LISA CỦA CÔ TẤM

Cô Tấm ơi, cô Tấm ơi

Tôi đã tin cô, ở tuổi nầy
Tôi cho cô trọn trái tim ngay
Tim ngay nên nói lời chân chất
Không phải chuyện đùa, say, tỉnh, say

Cô Tấm ơi, Cô Tấm ơi

Vì sao khóe mắt lệ khoanh tròn?
Có phải ba đào chuyện nước non?
Oán giận ai dày lên phận mỏng?
Hay là trôi nước giữ lòng son?

Cô với Xuân Hương cách biệt nhau
Một bên khí phách giữa cơ cầu
Còn cô, giai thoại rừng Lan tím
Cửa Phật cho Lan đổi sắc màu

Còn tôi, ngòi bút trót cong rồi
Tiếng Việt không dùng, chỉ để chơi
Đùa mãi nay mai tôi thất chí
Vì giận con người lắm đãi bôi

Cô Tấm ơi, cô Tấm ơi

Mới vừa gặp đấy đã chia phôi
Nói cũng như không nói được lời
Mai sau tôi chết, cô đừng khóc
Xin mỉm cho tôi nửa nụ cười
Dương Như Nguyện C2012

No comments:

Post a Comment