ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Sunday, December 1, 2013

RESPONSE BY READER REGARDING TYPOGRAPHICAL ERRORS IN THE ADVANCED REVIEW COPIES DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG

NOTE:  A person by the name of Nguyen Kim Quy has compiled a list of typographical errors in French terms and phrases quoted in the Advanced Review Copy of the novel, "Daughters of the River Huong" written in English.  Quy, who ambiguously represented himself to be a university professor in the U.S. and allegedly an expert in literature, used his list of these French typographical errors  as a literary critique of the novel to attack the competence of the novelist.  He also published the list of typographical errors to third parties, disregarding the clear fact that Advanced Review Copies are pre-gallery proof copies where typographical errors (especially in foreign terms) are expected.  No critics or reviewers would use typographical errors in Advanced Review Copies as literary comments about the worth of the novel or the competence of the author.  Tha'i Quang Anh, a reader, responded to Quy's list of typographical errors with the following article.  In the article, Anh explained why Quy's efforts were disingenuous, and questioned Quy's intent and ill will. 
   
Bài trả lời Nguyễn Kim Quý của Tha'i Quang Anh

Trong bài phê phán “Pháp ngữ trong sách con gái của sông Hương” đăng trong báo [delete by recipient for want of verification], ông Kim Thanh Nguyễn Kim Quý chủ tâm làm một việc và muốn tỏ một thái độ.
1) Việc ông Kim Thanh làm, và làm rất tỉ mỉ, là liệt kê những lỗi tiếng Pháp về chính tả, ngữ vựng, văn phạm, dịch thuật v.v. trong bản dịch «Con gái của Sông Hương.» Tôi đồng ý phần nào với bản liệt kê đó, và đồng ý dễ dàng vì đã có dịp đề cập với tác giả Dương Như Nguyện về những lỗi tiếng Pháp đó, qua email khi tôi đọc qua tác phẩm «Sông Hương» cách đây nhiều năm.
Những lỗi ấy, một phần hiển nhiên là lỗi đánh máy, rất phổ biến trong việc viết lách và ấn loát, nhất là với bàn chữ Mỹ không có dấu của tiếng Pháp, một phần là lỗi ngữ vựng và cú pháp rất bình thường và dễ thông cảm đối với một nhà xuất bản ở bên Mỹ.  Chính tác giả Dương Như Nguyện cũng đã trung thực công nhận trước quần chúng là bà đã không thực hành tiếng Pháp trong mấy mươi năm, và nhà xuất bản của bà là một nhà xuất bản tự lực không có cơ sở vững chãi như các công ty khổng lồ của giới xuất bản Hoa Kỳ. Tờ báo nào đó đú*ng đằng sau ông Kim Thành la.i bóp méo lời lẽ khiêm tốn của bà cho rằng bà tự thú nhận đã đánh lừa nhà xuất bản (???). Kết tội một luật sư là lừa đảo? Đối với tôi, đây quả thực là phỉ báng và công kích thiếu lương thiện. Lý do vì sao mà tờ báo nầy thu` ghe't ba` Duong Như Nguyên như vậy, khi bà không đi vào cộng đồng người Việt để hành nghề hay viết tiếng Việt? 
Đây [cuo^'n tie^?u thuye^'t So^ng Huong] là một bản dịch.
Và tôi cũng đã gợi ý là khi tái bản quyển sách chỉ nên chử~a những lỗi đánh máy và chính tả mà thôi. Cứ giữ nguyên những «lỗi» khác vì đó là một phần của cấu trúc nhân vật phản ánh một cách sinh động không khí văn hóa của một giai đoạn lịch sử, và những nét tâm lý đặc thù của nhân vật chính.  Nếu sửa đổi thì đã vi phạm vào các cấu trúc và nguyên tắc căn bản của nghệ thuật viết tiểu thuyết, vì như thế tức là sửa đổi luôn tâm lý của hành động cũng như lời nói đặc thù của nhân vật. Phải để nguyên để giữ cái duyên dáng của văn chương và nhân vật, không khác chi khi người Mỹ hay người Anh nói tiếng Pháp bằng giọng Mỹ hay giọng Anh.
Thật ra ông Kim Thanh đã làm cái việc mà một chuyên viên duyệt bản thảo của một nhà xuất bản đã phải làm. Các nhà xuất bản đều có một nhiệm sở chuyên làm chuyện đó. Tất cả các bản thảo va` ca'c sa'ch in không ít thì nhiều đều có lỗi chính tả, ngữ vựng, trích dẫn, tư liệu v.v, cho dù tác giả co' là...một viện sĩ!  Ở thời đại của máy vi tính có chức năng điều chỉnh bản văn, vấn đề trở thành hoàn toàn thứ yếu. Ở Pháp chẳng hạn, các NXB có chút tầm vóc thường thuê sinh viên của 3 trường Cao Đẳng Sư Phạm (gọi là Ulm, Sèvres, Fontenay) để làm « lecteur » chuyên duyệt lại bản thảo và nhuận chính các nguồn tư liệu của các tác phẩm về văn chương hay về khoa học nhân văn.  Nếu không quá kén chọn thì họ thuê tiến sĩ hoặc sinh viên đang soạn luận án. Ở Pháp vẫn luôn có sự phân biệt giữa hệ thống «trường lớn» [grandes e'coles] dành cho sinh viên ưu tú đã vượt qua những cuộc thi tuyển gắt gao, và hệ thống Đại Học sản xuất ra tiến sĩ, bị coi thường là ngã cụt vì bất cứ sinh viên nào có tú tài cũng có thể ghi tên vào học . Vì thế từ 50 năm qua hệ thống Đại Học Pháp bị khủng hoảng kinh niên …
Thật ra liệt kê các lỗi tiếng Pháp trong sách «Con gái của Sông Hương» như ông Kim Thanh đã làm, ở cái thời buổi của máy vi tính và Internet, chỉ cần một học sinh ở trình độ luyện thi tú tài Pháp biết sử dụng chức năng chữa lỗi chính tả, lỗi ngữ vựng, văn phạm và luôn cả cú pháp của Microsoft Word.  Các tư liệu mà ông Kim Thanh viện dẫn đều có thể tìm thấy trên Internet một cách dễ dàng và cấp tốc.
Vì thế liệt kê lỗi tiếng Pháp để đánh giá học thức và khả năng và lương tâm của tác giả cuo^'n "So^ng Huong" để cáo buộc bà có ý khinh thường độc giả như ông Kim Thanh đã làm, chẳng những là một bắt bẻ nhỏ mọn mà còn là một điều bất xứng đầy ác ý, nhất là khi ông thú nhận không hề đọc nguyên tác tiếng Anh. Người ta có thể hiểu và kính nể ông Kim Thanh hơn nếu ông lưu ý về cái thiếu sót bất thường của nhà xuất bản, thay vì quay mũi dùi đến tác giả.

2) Kỳ thực chủ ý của ông Kim Thanh là đứng ra hài tội tác giả DNN. Thế mà, ông ta lại tự cho mình là một công tố viên nhân danh tri' thu'c và đạo đức. Tội gì? Tri thức gì và đạo đức gì?
Tội là đã «tỏ ra khoe khoang về cá nhân và gia đình và nền văn học thu thập được của Pháp» [tri'ch O^ng Kim Thanh].  Chứng tích trưng bày là … trong tác phẩm nhân vật chính đi học trường Marie Curie Saigon, trong gia đình nói tiếng Pháp với cha mẹ, cu* ngụ tại Saint Germain des Près lúc 14 tuổi v.v.), trong khi tiểu sử của tác giả có ghi rỏ bà là nữ sinh trường Trưng Vương đã đoạt giải thường văn chương phụ nữ toàn quốc, le^~ Hai Bà Trưng năm 1975.
Lập luận, hay đúng hơn sự đánh lận phi lý và thô tục như thế, một anh gánh nước cũng không làm. Thật có khác chi đi cáo buộc tác giả Kim Dung là một ngụy quân tử, hay một tên tiểu xảo hư đốn bởi vì ông đã nắn ra một cách tuyệt diệu nhân vật Nhạc Bất Quần trong pho «Tiếu Ngạo Giang Hồ» hay đã dựng ra một cách tài tình nhân vật Vi Tiểu Bảo trong bộ Lộc Đỉnh Ký ! Ông Kim Thanh nghĩ thế nào nếu một ngưòi nào đó, mặc dù không đọc luận án «La prison chez Stendhal» của ông (chi tiết về luận án nầy do chính ông Kim Thanh tự quảng bá), nhưng la.i áp dụng thủ thuật mà ông đã sử dụng đối với DNN, để quả quyết rằng ông [Kim Thanh] là một kẻ vô luân, đầy tham vọng nho nhen, háo danh, gian dối từng mắc phải tù tội, bởi vì đó là đặc tính của Julien Sorel, nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp văn chương của Stendhal!
Ông Kim Thanh còn biện minh rằng sở dĩ ông cần phải ra tay viết bài phê phán như thế là «để giới trẻ tuổi hiểu là Pháp văn chính thống không phải như thế».  Ông ta làm như thể là giới trẻ chỉ cần đọc một quyển tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh được dịch qua tiếng Việt, và bài bình luận của ông Kim Thanh là đủ biết thế nào là Pháp Văn...chính thống!
Ông Kim Thanh cũng khẳng định muốn đem tri thức chuyên môn của mình để góp tài liệu cho việc đánh giá quyển sách. Và cái chuyên môn đó nó chuyên môn đến độ biến ông thành một con người nhỏ nhen, vô cùng khắc nghiệt vo^ ly' đối với những cảm nhận hay những nhận thức có sắc thái khác biệt với ý của ông, y như những đầu óc giáo điều chuyên chế đối với những người không cùng quan điểm, giống bè lũ nào đó đã làm gia'o điều cho cả một dân tộc?
Chẳng hạn:  ông phê phán gắt gao tác giả của quyển tiểu thuyết khi nói về khu Saint Germain des Près -- ta.i sao o^ng không nói đến Tháp (Tour) Montparnasse (kỳ thực Tháp nầy chỉ được xây dựng từ 1969 và đến 1972 mới hoàn thành, và thuộc về quận 15 của Paris chứ không thuộc khu Saint Germain), không nói đến Hôtel Voltaire nơi Baudelaire đã từng cư ngụ (va` la`m sao ông Kim Thanh có thể quên đi tượng của Baudelaire nằm ngay cổng vào vườn Luxembourg, đối diện với Lycée Montaigne, ở ranh giới của khu Saint Germain, có khắc 4 câu thơ bất hủ của bài «Les phares»:
Car c’est vraiment Seigneur, le meilleur témoignage
Que nous puissions donner de notre dignité
Que cet ardent sanglot qui roule d’âge en âge
Et vient mourir au bord de votre éternité!
Nói một cách nôm na bình dân học vụ, thì đọc giả ai cũng biết rằng cuốn tiểu thuyết So^ng Hương của Bà Dương Như Nguyện không phải là sách hướng dẫn du lịch cho những người cần đến Paris, mà phải tả hết tất cả danh lam thắng cảnh của thủ đô ánh sáng! Cuốn sách của ba` cũng không phải sách du lịch cho người Mỹ đến thăm sông Hương ở xứ Huế!
Tóm lại tôi không biết phải bất bình, phẩn nộ trưóc những bắt be? phi lý, thô tục, và đầy ác ý của ông Kim Thanh hay phải phì cười. Ít ra bài viết của ông cũng có một công dụng là giúp giới trẻ hiểu thế nào là sự «phản bội của thức gia?» mà Julien Benda đã phân tích một cách sâu sắc trong tác phẩm trứ danh «La Trahison des Clercs» (Sự phản bội của thức giả). Benda tố cáo phong cách của các thức giả đã chối bỏ quyền tự do phê phán của mình khi họ phục vụ cho một quyền lợi hay một phe phái.  Khi họ quan niệm rằng ưu tiên trên hết là phải làm cho phe mình thắng cuộc cho dù phải ếm nhẹm đi những sai lầm và gian dối của phe ấy, thì chi'nh họ đã phản bội lại cái thiên chức của bậc thức giả ma` ho. tu. xung cho chi'nh mi`nh. 

Tôi đã nói ở trên về cuộc khủng hoảng triền miên của hệ thống Đại Học Pháp và giá trị rất tương đối của bằng tiến sĩ Pháp, nhưng dù cho là tiến sĩ của đại học Sorbonne, Trouville, Brives la Gaillarde hay của đại học Yale, Sioux-City hay Oglalala ở Nebraska, có một điều tối thiểu mà một người mang danh tiến sĩ phải tôn trọng, đó là khi đề cập đến một vấn đề, phải tiên quyết truy ti`m và đối chiếu các nguồn tư liệu và không được bóp méo những tư liệu đó.
Đại Học Oregon ở Hoa Kỳ phải chăng là một trường hợp ngoại lệ? Và khi ông Kim Thanh muo^'n chỉ trích thái độ khoe khoang, tự phụ và cái thứ tri thức dỏm, thi` tôi chỉ có thể đồng ý vo'i o^ng mà thôi.  Nhưng khi o^ng chi? tri'ch tác giả «Con gái của Sông Hương,» tôi có cảm tưởng là ông Kim Thanh ở trong tình trạng của một ông cụ mò mẩm tìm cái chìa khóa của mình ở chổ nó không rớt xuống, với lý lẽ là chỉ có nơi đó có ánh sa'ng.

Tha'i Quang Anh 2009

No comments:

Post a Comment