ABOUT THE THREE BLOOMS OF NARCISSUS ba nu. thuy? tie^n...


In her private world -- the world of a self-taught artist, the three blooms of narcissus reminded her of three Vietnamese school girls before 1975, sweet and innocent. All in pastel colors, like that touch of nostalgia...Trong thế giới riêng tư của cô — thế giới tự học, có ba đóa tiểu thủy tiên (narcissus). Đây là loài hoa tôi rất ưa thích vì cái mộc mạc dịu dàng và nhỏ bé của nó. Ba bông thủy tiên này...Những bông hoa thanh tao bé nhỏ này làm cô nhớ đến hình ảnh ba nữ sinh Việt Nam quấn quýt bên nhau trước 1975. Màu trắng tinh khiết ẩn chút xanh xanh mơ màng hắt lên từ lá, nhụy hoa màu vàng anh tươi mà nhã, xen giữa những cọng lá dài và xanh — có cọng vươn thẳng đầy nhựa sống, có cọng ẻo lả nghich ngợm. Tất cả là màu sắc mềm của phấn tiên...

Sunday, December 1, 2013

RESPONSE BY READER REGARDING TYPOGRAPHICAL ERRORS IN THE ADVANCED REVIEW COPIES DAUGHTERS OF THE RIVER HUONG

NOTE:  A person by the name of Nguyen Kim Quy has compiled a list of typographical errors in French terms and phrases quoted in the Advanced Review Copy of the novel, "Daughters of the River Huong" written in English.  Quy, who ambiguously represented himself to be a university professor in the U.S. and allegedly an expert in literature, used his list of these French typographical errors  as a literary critique of the novel to attack the competence of the novelist.  He also published the list of typographical errors to third parties, disregarding the clear fact that Advanced Review Copies are pre-gallery proof copies where typographical errors (especially in foreign terms) are expected.  No critics or reviewers would use typographical errors in Advanced Review Copies as literary comments about the worth of the novel or the competence of the author.  Tha'i Quang Anh, a reader, responded to Quy's list of typographical errors with the following article.  In the article, Anh explained why Quy's efforts were disingenuous, and questioned Quy's intent and ill will. 
   
Bài trả lời Nguyễn Kim Quý của Tha'i Quang Anh

Trong bài phê phán “Pháp ngữ trong sách con gái của sông Hương” đăng trong báo [delete by recipient for want of verification], ông Kim Thanh Nguyễn Kim Quý chủ tâm làm một việc và muốn tỏ một thái độ.
1) Việc ông Kim Thanh làm, và làm rất tỉ mỉ, là liệt kê những lỗi tiếng Pháp về chính tả, ngữ vựng, văn phạm, dịch thuật v.v. trong bản dịch «Con gái của Sông Hương.» Tôi đồng ý phần nào với bản liệt kê đó, và đồng ý dễ dàng vì đã có dịp đề cập với tác giả Dương Như Nguyện về những lỗi tiếng Pháp đó, qua email khi tôi đọc qua tác phẩm «Sông Hương» cách đây nhiều năm.
Những lỗi ấy, một phần hiển nhiên là lỗi đánh máy, rất phổ biến trong việc viết lách và ấn loát, nhất là với bàn chữ Mỹ không có dấu của tiếng Pháp, một phần là lỗi ngữ vựng và cú pháp rất bình thường và dễ thông cảm đối với một nhà xuất bản ở bên Mỹ.  Chính tác giả Dương Như Nguyện cũng đã trung thực công nhận trước quần chúng là bà đã không thực hành tiếng Pháp trong mấy mươi năm, và nhà xuất bản của bà là một nhà xuất bản tự lực không có cơ sở vững chãi như các công ty khổng lồ của giới xuất bản Hoa Kỳ. Tờ báo nào đó đú*ng đằng sau ông Kim Thành la.i bóp méo lời lẽ khiêm tốn của bà cho rằng bà tự thú nhận đã đánh lừa nhà xuất bản (???). Kết tội một luật sư là lừa đảo? Đối với tôi, đây quả thực là phỉ báng và công kích thiếu lương thiện. Lý do vì sao mà tờ báo nầy thu` ghe't ba` Duong Như Nguyên như vậy, khi bà không đi vào cộng đồng người Việt để hành nghề hay viết tiếng Việt? 
Đây [cuo^'n tie^?u thuye^'t So^ng Huong] là một bản dịch.
Và tôi cũng đã gợi ý là khi tái bản quyển sách chỉ nên chử~a những lỗi đánh máy và chính tả mà thôi. Cứ giữ nguyên những «lỗi» khác vì đó là một phần của cấu trúc nhân vật phản ánh một cách sinh động không khí văn hóa của một giai đoạn lịch sử, và những nét tâm lý đặc thù của nhân vật chính.  Nếu sửa đổi thì đã vi phạm vào các cấu trúc và nguyên tắc căn bản của nghệ thuật viết tiểu thuyết, vì như thế tức là sửa đổi luôn tâm lý của hành động cũng như lời nói đặc thù của nhân vật. Phải để nguyên để giữ cái duyên dáng của văn chương và nhân vật, không khác chi khi người Mỹ hay người Anh nói tiếng Pháp bằng giọng Mỹ hay giọng Anh.
Thật ra ông Kim Thanh đã làm cái việc mà một chuyên viên duyệt bản thảo của một nhà xuất bản đã phải làm. Các nhà xuất bản đều có một nhiệm sở chuyên làm chuyện đó. Tất cả các bản thảo va` ca'c sa'ch in không ít thì nhiều đều có lỗi chính tả, ngữ vựng, trích dẫn, tư liệu v.v, cho dù tác giả co' là...một viện sĩ!  Ở thời đại của máy vi tính có chức năng điều chỉnh bản văn, vấn đề trở thành hoàn toàn thứ yếu. Ở Pháp chẳng hạn, các NXB có chút tầm vóc thường thuê sinh viên của 3 trường Cao Đẳng Sư Phạm (gọi là Ulm, Sèvres, Fontenay) để làm « lecteur » chuyên duyệt lại bản thảo và nhuận chính các nguồn tư liệu của các tác phẩm về văn chương hay về khoa học nhân văn.  Nếu không quá kén chọn thì họ thuê tiến sĩ hoặc sinh viên đang soạn luận án. Ở Pháp vẫn luôn có sự phân biệt giữa hệ thống «trường lớn» [grandes e'coles] dành cho sinh viên ưu tú đã vượt qua những cuộc thi tuyển gắt gao, và hệ thống Đại Học sản xuất ra tiến sĩ, bị coi thường là ngã cụt vì bất cứ sinh viên nào có tú tài cũng có thể ghi tên vào học . Vì thế từ 50 năm qua hệ thống Đại Học Pháp bị khủng hoảng kinh niên …
Thật ra liệt kê các lỗi tiếng Pháp trong sách «Con gái của Sông Hương» như ông Kim Thanh đã làm, ở cái thời buổi của máy vi tính và Internet, chỉ cần một học sinh ở trình độ luyện thi tú tài Pháp biết sử dụng chức năng chữa lỗi chính tả, lỗi ngữ vựng, văn phạm và luôn cả cú pháp của Microsoft Word.  Các tư liệu mà ông Kim Thanh viện dẫn đều có thể tìm thấy trên Internet một cách dễ dàng và cấp tốc.
Vì thế liệt kê lỗi tiếng Pháp để đánh giá học thức và khả năng và lương tâm của tác giả cuo^'n "So^ng Huong" để cáo buộc bà có ý khinh thường độc giả như ông Kim Thanh đã làm, chẳng những là một bắt bẻ nhỏ mọn mà còn là một điều bất xứng đầy ác ý, nhất là khi ông thú nhận không hề đọc nguyên tác tiếng Anh. Người ta có thể hiểu và kính nể ông Kim Thanh hơn nếu ông lưu ý về cái thiếu sót bất thường của nhà xuất bản, thay vì quay mũi dùi đến tác giả.

2) Kỳ thực chủ ý của ông Kim Thanh là đứng ra hài tội tác giả DNN. Thế mà, ông ta lại tự cho mình là một công tố viên nhân danh tri' thu'c và đạo đức. Tội gì? Tri thức gì và đạo đức gì?
Tội là đã «tỏ ra khoe khoang về cá nhân và gia đình và nền văn học thu thập được của Pháp» [tri'ch O^ng Kim Thanh].  Chứng tích trưng bày là … trong tác phẩm nhân vật chính đi học trường Marie Curie Saigon, trong gia đình nói tiếng Pháp với cha mẹ, cu* ngụ tại Saint Germain des Près lúc 14 tuổi v.v.), trong khi tiểu sử của tác giả có ghi rỏ bà là nữ sinh trường Trưng Vương đã đoạt giải thường văn chương phụ nữ toàn quốc, le^~ Hai Bà Trưng năm 1975.
Lập luận, hay đúng hơn sự đánh lận phi lý và thô tục như thế, một anh gánh nước cũng không làm. Thật có khác chi đi cáo buộc tác giả Kim Dung là một ngụy quân tử, hay một tên tiểu xảo hư đốn bởi vì ông đã nắn ra một cách tuyệt diệu nhân vật Nhạc Bất Quần trong pho «Tiếu Ngạo Giang Hồ» hay đã dựng ra một cách tài tình nhân vật Vi Tiểu Bảo trong bộ Lộc Đỉnh Ký ! Ông Kim Thanh nghĩ thế nào nếu một ngưòi nào đó, mặc dù không đọc luận án «La prison chez Stendhal» của ông (chi tiết về luận án nầy do chính ông Kim Thanh tự quảng bá), nhưng la.i áp dụng thủ thuật mà ông đã sử dụng đối với DNN, để quả quyết rằng ông [Kim Thanh] là một kẻ vô luân, đầy tham vọng nho nhen, háo danh, gian dối từng mắc phải tù tội, bởi vì đó là đặc tính của Julien Sorel, nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp văn chương của Stendhal!
Ông Kim Thanh còn biện minh rằng sở dĩ ông cần phải ra tay viết bài phê phán như thế là «để giới trẻ tuổi hiểu là Pháp văn chính thống không phải như thế».  Ông ta làm như thể là giới trẻ chỉ cần đọc một quyển tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh được dịch qua tiếng Việt, và bài bình luận của ông Kim Thanh là đủ biết thế nào là Pháp Văn...chính thống!
Ông Kim Thanh cũng khẳng định muốn đem tri thức chuyên môn của mình để góp tài liệu cho việc đánh giá quyển sách. Và cái chuyên môn đó nó chuyên môn đến độ biến ông thành một con người nhỏ nhen, vô cùng khắc nghiệt vo^ ly' đối với những cảm nhận hay những nhận thức có sắc thái khác biệt với ý của ông, y như những đầu óc giáo điều chuyên chế đối với những người không cùng quan điểm, giống bè lũ nào đó đã làm gia'o điều cho cả một dân tộc?
Chẳng hạn:  ông phê phán gắt gao tác giả của quyển tiểu thuyết khi nói về khu Saint Germain des Près -- ta.i sao o^ng không nói đến Tháp (Tour) Montparnasse (kỳ thực Tháp nầy chỉ được xây dựng từ 1969 và đến 1972 mới hoàn thành, và thuộc về quận 15 của Paris chứ không thuộc khu Saint Germain), không nói đến Hôtel Voltaire nơi Baudelaire đã từng cư ngụ (va` la`m sao ông Kim Thanh có thể quên đi tượng của Baudelaire nằm ngay cổng vào vườn Luxembourg, đối diện với Lycée Montaigne, ở ranh giới của khu Saint Germain, có khắc 4 câu thơ bất hủ của bài «Les phares»:
Car c’est vraiment Seigneur, le meilleur témoignage
Que nous puissions donner de notre dignité
Que cet ardent sanglot qui roule d’âge en âge
Et vient mourir au bord de votre éternité!
Nói một cách nôm na bình dân học vụ, thì đọc giả ai cũng biết rằng cuốn tiểu thuyết So^ng Hương của Bà Dương Như Nguyện không phải là sách hướng dẫn du lịch cho những người cần đến Paris, mà phải tả hết tất cả danh lam thắng cảnh của thủ đô ánh sáng! Cuốn sách của ba` cũng không phải sách du lịch cho người Mỹ đến thăm sông Hương ở xứ Huế!
Tóm lại tôi không biết phải bất bình, phẩn nộ trưóc những bắt be? phi lý, thô tục, và đầy ác ý của ông Kim Thanh hay phải phì cười. Ít ra bài viết của ông cũng có một công dụng là giúp giới trẻ hiểu thế nào là sự «phản bội của thức gia?» mà Julien Benda đã phân tích một cách sâu sắc trong tác phẩm trứ danh «La Trahison des Clercs» (Sự phản bội của thức giả). Benda tố cáo phong cách của các thức giả đã chối bỏ quyền tự do phê phán của mình khi họ phục vụ cho một quyền lợi hay một phe phái.  Khi họ quan niệm rằng ưu tiên trên hết là phải làm cho phe mình thắng cuộc cho dù phải ếm nhẹm đi những sai lầm và gian dối của phe ấy, thì chi'nh họ đã phản bội lại cái thiên chức của bậc thức giả ma` ho. tu. xung cho chi'nh mi`nh. 

Tôi đã nói ở trên về cuộc khủng hoảng triền miên của hệ thống Đại Học Pháp và giá trị rất tương đối của bằng tiến sĩ Pháp, nhưng dù cho là tiến sĩ của đại học Sorbonne, Trouville, Brives la Gaillarde hay của đại học Yale, Sioux-City hay Oglalala ở Nebraska, có một điều tối thiểu mà một người mang danh tiến sĩ phải tôn trọng, đó là khi đề cập đến một vấn đề, phải tiên quyết truy ti`m và đối chiếu các nguồn tư liệu và không được bóp méo những tư liệu đó.
Đại Học Oregon ở Hoa Kỳ phải chăng là một trường hợp ngoại lệ? Và khi ông Kim Thanh muo^'n chỉ trích thái độ khoe khoang, tự phụ và cái thứ tri thức dỏm, thi` tôi chỉ có thể đồng ý vo'i o^ng mà thôi.  Nhưng khi o^ng chi? tri'ch tác giả «Con gái của Sông Hương,» tôi có cảm tưởng là ông Kim Thanh ở trong tình trạng của một ông cụ mò mẩm tìm cái chìa khóa của mình ở chổ nó không rớt xuống, với lý lẽ là chỉ có nơi đó có ánh sa'ng.

Tha'i Quang Anh 2009

Thursday, May 30, 2013

MẠN ĐÀM VĂN CHƯƠNG VỚI DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

Phần Hai

ĐỐI CHIẾU VĂN CHƯƠNG TRONG NƯỚC VỚI HẢI NGOẠI VÀ TIÊU CHUẨN PHÊ BÌNH SÁCH:
***
LỊCH SỬ, SỰ THẬT HAY TIỂU THUYẾT?
“SÔNG HƯƠNG, DỊ HƯƠNG VÀ BÓNG ĐÈ”




Dương Như Nguyện:
• Sản phẩm trung học của VNCH; giải thưởng văn chương phụ nữ VNCH 1975.
• Thành danh ở Mỹ;
• Thập niên 79-80 (lứa tuổi đôi mươi): học báo chí.
• Thập niên 1990-2000 (lứa tuổi 40-50): Xuất bản Mùi Hương Quế; Daughters of the River Huong; Mimi and her Mirror; Postcard from Nam; giải thưởng International Book Awards, loại tiểu thuyết đa văn hóa (Los Angeles).


Đỗ Hoàng Diệu:
• Sản phẩm của XHCN;
• Thành danh ở VN;
• Thập niên 2000 (lứa tuổi đôi mươi): Bóng Đè không được VN đưa cho giải thưởng văn chương nào cả.

Sương Nguyệt Minh, Quân Đội Nhân dân, VNCHXHCN, viết Dị Hương
Được Hội Nhà Văn VN trao tặng giải thưởng văn chương toàn quốc năm 2010.


Vua Gia Long: Thống nhất sơn hà –
Thế Tổ Cao Hoàng Đế: Quân vương hay ác quỷ của Dị Hương ???

TÓM TẮT PHẦN 1:
Trong Phần 1 của cuộc phỏng vấn thực hiện bởi Quê Hương (QH), Dương Như Nguyện (DNN) nói về phân tích văn chương và phân loại tiểu thuyết. Trả lời câu hỏi của QH về tập truyện Mùi Hương Quế, bà đề cập đến Hồ Xuân Hương, Anais Nin, và Phạm Thị Hoài.

TÓM TẮT PHẦN 2 DƯỚI ĐÂY:
Người đọc tiếng Việt đã xôn xao về một tác phẩm (không phải là tác phẩm văn chương) đã bị từ chối không cho xuất bản ở VN, nhưng lại được tung ra thị trường ở hải ngoại, gây nhiều bàn cãi trong dư luận về giá trị lịch sử: đó là cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức. Nhân dịp này, QH tiếp tục đưa ra một đối chiếu khác, qua Phần Hai cuộc mạn đàm văn chương với Giáo Sư Dương Như Nguyện. Tuy trọng tâm cuộc mạn đàm là thế giới của văn chương sáng tạo và nghệ thuật tiểu thuyết, DNN đã nhắc đến và nêu kết luận về tiêu chuẩn chung cho tất cả các sách bất kỳ loại nào. Bà gọi tiêu chuẩn đó là “cái khuôn vuông tròn” để đo lường bất cứ cuốn sách nào “trong công việc đi tìm và phô bày sự thật,” cũng như “trách nhiệm của ngòi bút trước độc giả và lịch sử.”

Đầu thập niên 2000, Giáo Sư DNN đã nghiên cứu về tiêu chuẩn phân tích và phê bình văn chương sáng tạo (thuộc về chương trình “post J.D.” của Bà tại đại học Harvard). Năm 1978, khi cộng đồng người Việt ở Mỹ con rất phôi thai, Bà tốt nghiệp báo chí hạng Tối Ưu từ đại học Nam Illinois, nơi giảng dạy của cố giáo sư ngữ học VN, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Hòa. Bà phụ giảng cho giáo sư Hòa một niên khoá năm bà chỉ mới 19 tuổi. Trong Phần Hai của cuộc mạn đàm với Quê Hương, đăng tải dưới đây, Bà nói về tiêu chuẩn phê bình qua cách phân loại sách, đồng thời đối chiếu văn chương sáng tạo trong và ngoài nước qua dạng tiểu thuyết lịch sử.

Bà so sánh “mùi hương” và “bóng…” bằng cách nói đến tác phẩm Dị Hương và Bóng Đè, đã xuất bản trong nước.

TRÍCH: “Giá trị văn chương sáng tạo phải tuỳ thuộc vào mục đích, ngụ ý , biểu tượng, chủ trương và chiều sâu tư tưởng của tác giả, cũng như cái đẹp của tác phẩm về phương diện mỹ thuật. Công cuộc phẩm định giá trị ấy là chỗ đứng cao quý, lương tâm, đạo đức và mỹ thuật tính của nhà phê bình. Theo tiêu chuẩn của Roland Barthes, thì nhà phê bình cũng là nhà sáng tạo. Đạo đức của cây viết đặt nặng trên cả hai: nhà văn sáng tạo và nhà phê bình văn chương, hai thế đứng khác nhau, cùng chung một sứ mạng. Theo tôi, đó là sứ mạng đem cái đẹp và nhân bản tính vào công cuộc đi tìm sự thật của nhân loại: đi tìm lòng cao thượng ở chốn bùn lầy, đi tìm sự hàn gắn cho tất cả mọi đổ vỡ, đi tìm hy vọng cho mọi thảm kịch, rồi gói ghém tất cả vào nghệ thuật cô đọng của ngôn ngữ, diễn tả qua lời kể truyện. Như thế, nhân vật trở thành nhân chứng. Tôi gọi việc gói ghém này là“cái khuôn vuông tròn và tính chất trọn vẹn của một tiểu thuyết văn chương!”
“…Còn những tác phẩm nghiên cứu hay tường thuật, theo dạng “phi tiểu thuyết” (non-fiction), thì dĩ nhiên độc giả và nhà phê bình không cần đi vào thế giới sáng tạo của văn chương. Tuy thế, tác giả cũng vẫn phải hoàn tất “cái khuôn vuông tròn” ấy, trong việc đi tìm và phô bày sự thật. Đó là trách nhiệm chung của ngòi bút trước độc giả và lịch sử!”
***
QH: Việc phân loại sách quan trọng như thế nào trong chu trình phân tích và phê bình, thưa chị?

DNN: Quan trọng lắm, vì việc phân loại khẳng định tiêu chuẩn đánh giá của người đọc cũng như của nhà phê bình. Thí dụ: khi tác giả đã khẳng định một cuốn sách là tiểu thuyết, thì phân tích và phê bình phải đi vào giá trị của nghệ thuật và sáng tạo, thay vì quay quắt về vấn đề các dữ kiện đời sống và lịch sử “đúng” hay “sai,” “đầy đủ” hay “thiếu sót,” “công bằng” hay “thiên vị,” như khi đánh giá sách “phi tiểu thuyết” (non-fiction) nhất là về lịch sử hay chính trị. Điều tối kỵ là bóc vỏ “tiểu thuyết” để công kích tác giả, cho rằng tác giả là nhân vật. Nếu chuyện này xảy ra, gây hoang mang cho độc giả về ranh giới giữa đời sống và tiểu thuyết, thì đó là hành vi thiếu lương thiện mà giới phê bình đứng đắn của một xã hội văn minh ngày nay không thể bước vào.

Trái lại, khi một cuốn sách rõ ràng là dạng hồi ký, nghiên cứu, hay “phóng sự,” thì giá trị phải đặt theo tính chất công bằng, tính chất đầy đủ của việc nghiên cứu, sự đóng góp vào việc ghi chép lịch sử, hoặc dựa trên tiêu chuẩn trung thực và nghiêm túc: dữ kiện có xác đáng, dựa trên nguồn chính xoác và uy tín, cuốn sách có trình bày nhiều quan điểm khác nhau của một vấn đề dựa trên những nguồn nầy, hoặc trên căn bản luận lý, qua con mắt nhà báo hay người ghi chép chịu trách nhiệm trước độc giả và lịch sử trong công cuộc đi tìm sự thật.

Nếu là tác phẩm nghiên cứu xã hội theo khoa học nhân văn, thì còn phảui định giá việc phân tích dữ liệu, diễn giải thống kê, vân vân, theo quy chế của khoa học thực nghiệm (gọi là phương pháp nghiên cứu định tính (quantitative), thay vì định lượng (qualitative).

Khi một tác phẩm không phải là văn chương sáng tạo, được dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng (qualitative), thí dụ như thu góp và phân tích dữ kiện lịch sử và xã hội, thì giá trị sẽ phải nằm ở tính cách đầy đủ của tác phẩm. Thí dụ: công cuộc phỏng vấn để lấy dữ kiện: phỏng vấn những ai, có tiêu biểu trong mệnh để muốn nói hay không, hỏi những câu gì, cách đặt câu hỏi, vân vân, cũng như kết luận của tác giả dựa trên các dữ kiện đã nêu ra. Nếu có nhắc đến lịch sử, thì phải kê khai nguồn, và càng nhiều nguồn nói lên nhiều quan niệm khác nhau thì càng tốt cho tính cách phân tích và lý luận của tác giả.

Một thí dụ khác: khi phê bình hay viết sách, nếu chỉ đưa nguồn ra cho thật nhiều đề “lòe” người đọc, không có nghĩa là công việc nghiên cứu hay phê bình có tính cách chân chính, vì “nguồn” có thể bịa đặt, hoàn toàn sai lầm, “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia,” hoặc bóp méo, và như thế là lường gạt độc giả, nhất là khi độc giả không có thì giờ hay chuyên môn để tìm hiểu các “nguồn” này. Từ cái gọi là phê bình và dẫn chứng, đi đến “xuyên tạc” và “công kích” bất lương để triệt hạ một tiếng nói, rất dễ dàng xảy ra, nhất là trong một quần chúng ít kiến thức chuyên môn và có tâm lý giao động vì ảnh hưởng bởi những biến chuyển của lịch sử ngoài tầm tay của họ.

Riêng về bộ môn triết lý (philosophy), ở đại học Mỹ, hoàn toàn không cho người viết được kê khai nguồn, mà chỉ có thể đặt lên giấy trắng mực đen những tư tưởng “gốc” của chính mình, dựa trên lý luận và sáng tạo.

Dù là loại sách gì chăng nữa, thì việc đi tìm chủ đích của tác giả và vấn để trách nhiệm đạo đức của ngòi bút tác giả là tối quan trọng trong vấn để phân tích và phê bình sách. Trách nhiệm ngòi bút của nhà phê bình vì thế còn quan trọng hơn cả tác giả, vì nhà phê bình, nếu có lương tâm và có chỗ đứng trong thế giới sách vở, là người đã tự đứng ra nhận lãnh nhiệm vụ hướng dẫn quần chúng.

Thursday, March 28, 2013

NO'I VE^` DA^`M SEN TRONG THO XUO^I CU?A DUONG NHU NGUYE^.N


ChânPhương says:

Từ dạo ấy,
bỏ đầm sen xứ Huế
và bây giờ,
hồn lãng đãng nằm mơ

Tôi là người đàn bà sau trên nửa đời người, muốn thấy hoa sen nở trên kinh đào Venice.

Hãy mở hồn đi anh
Không khoảng cách, không thời gian
Không còn vết nứt, vế chém, vết hận của hoài nghi và oán giận

Em hãy thiếp đi
để khi thức dậy,
em sẽ vòng hai tay, ôm tấm thân ốm gầy,
nương dần theo gót hài quân tử,
trên ngõ trúc thân yêu
mà can đảm tiến về định mệnh của mình,…

Trong rừng sen của tư duy bát ngát này,
Ở tận trời Âu lấp lánh nước và trăng sao của những người lái buôn Tây Phương thời trung đại,

khi chiếc thuyền tôi dừng bến,
Venice trở thành Sông Hương
với tiếng chuông Thiên Mụ
và quá khứ chuyển hướng thành tương lai

Trong rừng sen của tư duy bát ngát này,
Ở tận trời Âu lấp lánh nước và trăng sao của những người lái buôn Tây Phương thời trung đại

thì anh và em,
chị và em…

Tri'ch tho DNN

“Quá khứ chuyển hướng thành tương lai” và chắc chắn, đối với tác giả – thi nhân Dương Như Nguyện, nó còn là định mệnh của lịch sử khi không chỉ vì bản thân mình đã “bỏ đầm sen xứ Huế và bây giờ, hồn lãng đãng nằm mơ.”

Trong “thơ xuôi” của nhà thơ “xứ Huế”, vẫn còn đem theo hình ảnh đầm sen của Hanoi nhạt nhòa của thuở “Mẹ còn chưa về với Cha”. Phải chăng, đó cũng là giấc mơ của cả vùng quê Nội tác giả nơi làng Bún Thượng phía Tây Bắc của Hà Thành trước ngày chinh chiến? Giấc mơ của cả vùng đất nghèo nàn cô từng dừng lại khi trở về thăm nguyên quán (quê Nội) của mình? Người đọc (CP) không biết tác giả đã từng sống tại Bún Thượng trong những đêm Hè để nhìn cảnh cháy rừng trên ngọn núi Tản Sơn do gió Lào thổi sang?

Sen Huế – Saigon – hay Hanoi ngày nay… thôi cũng đành để lại như một bức tranh đẹp và rực rỡ của quá khứ.

“Tương lai, hãy chuyển hướng để thu tất cả vào đồng tử một màu hồng tươi cho anh, cho chị, cho em, cho chúng ta”; dù ở Âu Châu, Nam hay là Bắc Mỹ…

Vâng, đầm sen lấp lánh sao và trăng của xứ người Tây Phương cũng vì định mệnh đã nối lại niềm tin cho chúng ta dù vùng đất để lại là đâu, Cao Lãnh, Saigon, Hội An, Huế, Sơn Tây sỏi đá hay Hanoi nên thơ ngày nào.

Mời anh, mời chị, mời em,… mời tác giả và các độc giả khác nữa… hãy ghé thăm các đầm sen Washington DC hoặc Alexandria VA vào những buổi sáng đầu Hè cho đến giữa Thu; để có thể “khi thức dậy, em sẽ vòng hai tay, ôm tấm thân ốm gầy, nương dần theo gót hài quân tử,” và “tiến về định mệnh của mình,”

Ảnh tự họa, quay lưng bỏ lại đầm sen của đất thần kinh vẽ chính tác giả mặc áo dài tím gần bước ra khỏi khung hình nơi bìa trái là một diễn tả rất mạnh mẽ và dứt khoát lắm thay!

Thân mến,

Chân Phương,
Chủ nhân của hàng ngàn ảnh hoa sen chụp tại Green Spring Gardens Alexandria, VA.

Wednesday, March 27, 2013

AN INTERVIEW OF DUONG NHU-NGUYEN ON MODERN VIETNAMESE LITERATURE AND THE ART OF LITERARY CRITIQUE, PART ONE: DISTINGUISHING FEMINIST THEMATIC FICTION FROM LITERARY EROTICA


MẠN ĐÀM VĂN CHƯƠNG VỚI DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

SOURCE: diemnhan.blogspot.com
https://docs.google.com/file/d/1ImrKAq1YwoiR3jdAQU9G8lmUfFe8YB3Y4fhIek22FsIhsB6ivuCC5k-huaKG/edit
Lời chú thích của Quê Hương. Blog Điểm Nhấn (QH.):
Nhân dịp thế giới bàn cãi giải thưởng Nobel văn chương 2012, ở khuôn khổ hạn hẹp hơn, thiển nghĩ nên có một cuộc nói chuyện về vấn đề cơ bản: thế nào là phân tích và diễn đạt giá trị văn chương, dùng các tác phẩm viết bởi người Việt. Nhà văn Dương Như Nguyện (DNN), tức luật sư, giáo sư Wendy Duong, là người độc nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại trực tiếp viết song ngữ: Việt và Anh. Năm 1999, Bà làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (Post-JD) về phân tích văn chương và luật học tại đại học Harvard (Law and Literature). Cùng năm ấy, Bà đến với cộng đồng người Việt với tập truyện «Mùi Hương Quế» do Văn Nghệ Xuất Bản, gây sôi nổi trong thời điểm đó. Năm 2005, tiểu thuyết tiếng Anh của Bà, «Con Gái của Sông Hương,» ra đời.  Gần đây, hai cuốn tiểu thuyết kế tiếp, «Mimi and her Mirror và Postcards from Nam,» được một công ty truyền thông ở Los Angeles chọn là tiểu thuyết đa văn hóa hay nhất trong số sách thế giới duyệt bởi công ty này cho năm 2012 (International Book Awards).
Bài phỏng vấn này được chia làm hai phần, nói về vấn đề phân loại, bình luận và bình giảng tiểu thuyết. DNN không những chỉ đặt vấn đề vào tiểu thuyết của Bà, mà còn bàn luận về hai tác phẩm từ Việt Nam: Bóng Đè (gây sôi nổi) và Dị Hương (được giải thưởng của VNCHXHCN).

Phần Một


VĂN CHƯƠNG MUA VUI HAY VĂN CHƯƠNG LUẬN ĐỂ?

Từ Hồ Xuân Hương đến Anais Nin: Ma Ri Sến và Mùi Hương Quế



Hồ Xuân Hương (1772-1822)

Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Ne'm tung hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi…



Anaïs Nin ( 1903- Jan 14, 1977 Los Angeles, CA)



Được công nhận ở Mỹ là tiểu thuyết văn chương dù với mục đích mua vui.
« …vì nàng quá thông minh, và đàn bà thông minh pha lẫn văn chương, thi phú và tình yêu, đã làm chàng trở thành như bán thân bất toại…
…Tôi tự biết , qua bao nhiêu thế kỷ, chỉ có một loại văn chương này – loại văn chương do đàn ông viết...Và vì thế, tôi quyết định xuất bản, làm cái công việc bắt đầu của một phụ nữ trong lãnh thổ đàn ông…»

ANAIS NIN

Phạm Thị Hoài. Tác giả Marie Sến

“Người đàn bà tên là Sến. Sến xưng em với chúng tôi sáu thằng đàn ông. Chắc chắn Sến cũng xưng em với sa'u trăm ngàn thàng đàn ông ở Hà Nội.

Sáu thằng đàn ông là Đoài, Đủ, Hồng, Thân, Tân và Nguyên.
Đoài, hàng xóm sát vách tôi, gọi Sến là nàng. Là loại người mỗi ngày ba lần đánh răng, khi anh chàng khà từng tràng từng tràng nàng nàng nàng là Sến bay ra từ khoảng trống rộng rãi của âm “a” kéo dài hoan hỉ, đượm mùi hoá chất nội địa, hiệu PS, giữa mười sáu chiếc răng trên và mười sáu chiếc răng dưới. …”
PHẠM THỊ HOÀI


Dương Như Nguyện, thập niên 90 và sự ra đời của MÙI HƯƠNG QUẾ


…Tôi mường tượng tiếng roi đi trong không khí nghe vun vút như tiếng xé lụa trong điển tích Trung Hoa…Giữa nhịp roi, tôi nghe tiếng Thịnh gọi “Mỵ Nương Mỵ Nương…” 
Tôi kêu khẽ, “Thịnh ơi,” nhưng tiếng kêu không thóat khỏi thanh quản. Ở đâu đó vang vọng tiếng hát lảnh lót, tiếng hát tôi đã quen từ ngày thơ ấu, “Đêm năm xưa, khi cung đàn gây mơ, hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay tìm đàn, hồn người thổn thức trong phòng loan…” Trong không gian u tối, tôi thấy một điểm sáng di động. Tôi rướn người lên một lần cuối và hình như dây trói bật tung…
Tôi đi theo điểm sáng, đi theo tiếng hát, nương theo LỐI VỀ, NGÕ THOÁT, HAY NGÕ CHẾT. Có tiếng réo gọi mơ hồ, “Mỵ Nương, Mỵ Nương…” 
DƯƠNG NHƯ NGUYỆN 
***
Quê Hương (QH): Chào Chị Như-Nguyện. Kỳ phỏng vấn của Báo Ngày Nay Houston năm 2011, Chị nhắc đến phê bình văn học và nghệ thuật tiểu thuyết. Theo Chị, nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam bắt đầu như thế nào ? 

Dương Như Nguyện (DNN): Đây là cả vấn đề văn học sử. Tóm tắt rất ngắn: theo tôi, có lẽ một trong những cuốn tiểu thuyết văn chương đầu tiên ở VN là Truyện Kiều của Nguyễn Du, được coi như một bài thơ tiểu thuyết bi hùng tráng, như Ulysses của Homer, nhưng cốt truyện lại lấy của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu.
Nghệ thuật tiểu thuyết tâm lý viết bằng văn xuôi thật sự đến với người Việt chúng ta từ thế giới Tây Phương qua thời Pháp thuộc.

QH: Như vậy, phê bình văn học là gì và liên đới đến vấn đề bình giảng văn chương như thế nào?

DNN: Phê bình văn học gồm hai mặt:
1) Hình thức (thí dụ, cách xử dụng các thuật pháp viết văn: cách tạo dựng nhân vật chẳng hạn);
2) Nội dung (thí dụ, tư tưởng và chiều hướng, triết lý đứng sau nhân vật và cốt truyện).
Phê bình văn học đứng đắn cần phải dựa trên chu trình bình giảng văn chương (literary interpretation). Tây Phương cho chúng ta hai lý thuyết chính về vấn đề này.
1) Thuyết cổ điển cho rằng phê bình gia phải tìm hiểu ngụ ý và mục tiêu của tác giả.

2) Thuyết hiện đại được những cây viết lớn của Tây Phương trong thế kỷ 20 cổ võ. Thí dụ, Roland Barthes cho rằng nhà phê bình cũng là nhà sáng tạo, có quyền đem cái nhìn của mình gán cho thi văn, có khi trái hẳn hay bẻ ngược ngụ ý và mục tiêu của tác giả để áp dụng tác phẩm vào những trạng huống mới, nhằm mục đích cổ võ hay khai phá một hệ thống tư tưởng nào khác không lệ thuộc vào tác giả nữa. Bài bình giảng do đó trở thành một tác phẩm sáng tạo riêng. Khi tiểu thuyết ra đời, tác giả phải «chết đi» và nhà phê bình trở thành nhà sáng tạo.

Hai lý thuyết này cũng đã được đem áp dụng vào luật học, nhất là ở địa hạt luật hiến pháp, đòi hỏi diễn giải về ngôn ngữ.

QH : Xin Chị cho thí dụ về áp dụng thuyết hiện đại. 

DNN: Trước cộng đồng người Việt, tôi đã làm hai thí dụ :
1. Thí dụ thứ nhất: Cách đây khoảng 5 năm, tôi áp dụng lý thuyết hiện đại vào việc bình giảng câu thơ cổ: « Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.»  Tôi đã bẻ ngược ý nghĩa đầu tiên của câu thơ này, nhằm mục đích xác định lại thế nào là «mỹ nhân» qua cái đẹp của trí tuệ và nhân cách trong xã hội hiện đại. Một độc giả không quen đã nhắc khéo, cho rằng tôi hiểu sai nghĩa đen của câu «người đẹp vẫn thường hay chết yểu.»   Nghĩa đen này quá rõ không cần phải nói đến nữa.

Thật ra, tôi muốn tách rời người Việt hải ngọai ra khỏi ảnh hưởng của tư tưởng cổ thi đến từ Trung Quốc, khi cần thiết. Câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: ngày nay, “mỹ nhân” có nghĩa là gì cho phụ nữ Việt Nam, không cần phải quay về với ý nghĩa đầu tiên của câu thơ chữ Hán.

2. Thí dụ thứ hai: Tại thư viện San Jose, tôi đi xa hẳn nghĩa đen của câu «Truyện Kiều còn, nước ta còn ». Tôi muốn đặt lại câu hỏi: Tại sao người Việt không những tôn sùng Bà Trưng, mà còn tôn sùng truyện Kiều, dù rằng cô Kiều là người Tàu? Nói một cách khác, tại sao Nguyễn Du lại phải lấy hình ảnh của một người kỹ nữ Tàu để diễn tả những ẩn ức của chính mình và tại sao Truyện Kiều trở thành «vưu vật của đất nước»?  Lý do có hoàn toàn nằm ở giá trị ngôn ngữ của truyện Kiều hay không? Tôi nghĩ là không.
Theo tôi, nếu bà Trưng là hình ảnh nữ anh hùng dựng nước (nation-building) được tôn sùng, thì cô Kiều và truyện Kiều tượng trưng cho chỗ đứng của nghệ sĩ sáng tạo (the literary art) trong việc giữ gìn văn hóa Việt Nam.  Cả hai đều được tôn sùng trong tâm thức quần chúng. Vì thế, việc cô Kiều không phải là người Việt không còn quan trọng nữa, vì cô Kiều đã trở thành biểu tượng gần gũi của văn chương sáng tạo trong lòng dân tộc Việt.
Trong chiều hướng ấy, nhà phê bình và phân tích văn chương cần phải mang vào việc diễn giải Truyện Kiều những vấn đề của xã hội ngày nay, không nhất thiết phải quay trở về với ngụ ý hay tâm tư của Nguyễn Du khi ông viết Truyện Kiều.

QH: Chị có thể cho thí dụ bằng tác phẩm của Chị: ngụ ý nào là của tác giả và ngụ ý nào là cái nhìn của độc giả Việt Nam đi ra ngoài chủ đích của nhà văn? 

DNN: Như vậy tức là tôi phải nói về tiểu thuyết của mình thay vì phải “chết đi” theo lý thuyết của Barthes.
1. Thí dụ về ngụ ý của tác giả: Tôi ngạc nhiên không có độc giả VN nào nhận ra điểm sau đây: trong cuốn tiểu thuyết “Con Gái Của Sông Hương” xuất bản năm 2005, có 3 chị em: hai co^ con gái và cậu con trai út, chẳng khác gì …”đầu lòng hai ả tố nga… Một trai con thứ rốt lòng…” Simone, cô con gái đầu lòng, hy sinh mối tình riêng để vội vã kết hôn với một người không quen biết nhằm đem gia đình qua Mỹ, nhưng rồi Simone quay trở về tìm lại cội nguồn. Đây là biểu tượng cho cái giá của kiếp di dân: tâm sự kẻ lưu đày bắt đầu bằng sự hy sinh bản ngã, cái mà tôi gọi là mặc cảm lưu lạc của Thúy Kiều trong tâm thức văn hóa của người Việt lưu vong.
2. Thí dụ về sáng tạo của độc giả: Một vài nhà phê bình VN đã nảy sinh ra những tư tưởng mà tôi chưa hề nghĩ đến. Thí dụ, họ cho rằng tất cả các nhân vật nữ của tôi trong tập truyện «Mùi Hương Quế» đều là hiện thân của một người mà thôi và người đó là tôi. Dưới cách nhìn này, MHQ có thể được xem là một cuốn tiểu thuyết, có một phần tự truyện vì dạng tùy bút được dùng trong tuyển tập. Đây là kết quả sáng tạo của nhà phê bình, ngoài dự tính của tác giả, đúng như Roland Barthes đã nhận xét. Từ lời bình giảng nầy, tôi nẩy sinh ra tư tưởng muốn viết lại cuốn MHQ thành một truyện dài, trong đó nhân vật nữ hóa thân thành nhiều kiếp, qua nhiều đời sống.Và tôi cũng đã nảy sinh ra ý nghĩ viết hồi ký – tự truyện.

QH: Xin Chị nói thêm về “Mùi Hương Quế”(MHQ). Thành hình như thế nào và có tác động gì trên độc giả Việt Nam?

DNN: Năm 40 tuổi, tôi từ Á Châu quay về Mỹ và quyết định «về hưu sớm» lần thứ nhất để viết tiểu thuyết. (Hiện giờ, tôi đang «về hưu sớm» lần thứ hai.) Tôi đưa tập truyện tiếng Việt cho cha mẹ tôi xem.Cha tôi là người biến tập truyện thành sách và làm việc trực tiếp với nhà xuất bản Văn Nghệ. MHQ là một tác phẩm tiếng Việt chỉ có người Việt đọc, dù rằng đa số các truyện trong MHQ tôi đều viết bằng song ngữ.
Tôi chưa bao giờ đứng ra tổ chức giới thiệu sách hay ký sách cho cuốn MHQ, vì tôi hoàn toàn không có ý định trở thành nhà văn cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Thí dụ: lúc đó cha tôi muốn tôi xin lời giới thiệu của Bác Doãn Quốc Sỹ. Tôi cũng không muốn nhọc công Bác. Tuy nhiên, có một vài nhà văn Việt Nam đã tự ý viết hoặc nhắc về MHQ, trong đó có Lê Thị Huệ, Nguyễn Xuân Hoàng và Đoàn Nhã Văn. Nguyễn Mạnh Trinh có yêu cầu một cuộc phỏng vấn viết tay rất dài, nhưng trong thời điểm đó, tôi không thể tham dự.
Từ đó đến giờ, đã có người lấy truyện ngắn từ MHQ đem đọc trên radio hay ghi âm vào băng cho cộng đồng hải ngoại, và cũng có người cũng đã lấy truyện từ MHQ đem in lại và xuất bản ở Việt Nam. Họ không hề báo cho tôi biết trước hay yêu cầu tôi chấp thuận.
MHQ tạo tiếng vang qua hai tùy bút ngắn :
1) Tùy bút «Mùi Hương Quế » được dựa trên kinh nghiệm lần đầu tiên tôi cãi trước tòa ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trong một vụ án liên quan đến thị trường chứng khoán;
2) Tùy bút «Những Cổ Quan Tài của Tĩnh Tâm» dựa trên hình ảnh bà ngoại tôi, một phụ nữ xứ Huế.
Một số độc giả cho rằng hai tùy bút nầy nói lên tâm thức hướng về phương Đông. Các độc giả phái nữ của MHQ thường yêu thích truyện ngắn «Tình Yêu Giữa Hai Dòng» nói về hôn nhân và tình yêu dị chủng.
MHQ trở thành sôi nổi vì hai truyện ngắn khác, nói về phụ nữ trí thức di dân theo đuổi nghệ thuật: một người là diễn viên sân khấu và một người muốn làm vũ công. Truyện ngắn «Mỵ Nương» có sự căng thẳng tâm lý của nạn nhân một thảm trạng gia đình trong giới «quý tộc» của VNCH. Ở Mỹ, Mỵ Nương chọn lựa một cuộc tình có bạo lực với một người đàn ông Bắc Mỹ; thời thơ ấu ở Việt Nam, cô ta là nạn nhân của bạo hành vì cha cô – một chính khách của VNCH -- đánh đập cả 2 mẹ con. Trong «Mùa mưa Singapore » Kha Trâm là nạn nhân của một cuộc hãm hiếp, mà thủ phạm chính là tình nhân cũ, một người đàn ông Âu Châu trong cuộc tình tạm bợ. Cả hai truyện ngắn này đều được trích từ hai truyện dài tôi viết dở dang bằng tiếng Anh, vẫn còn để đó, chưa viết xong cho nên chưa xuất bản (và có thể không bao giờ xuất bản) trong dòng chính. Mỗi bản thảo khoảng trên 200 trang.Tình dục không phải là trọng tâm của bản thảo.
Tôi quyết định trích và viết lại hai truyện này thành tiếng Việt sau khi đọc cuốn «Mari-Sến» của Phạm Thị Hoài, do Lê Thị Huệ gửi. Tôi thấy bà Hoài viết quá trắng trợn và chua chát làm mất đi cái đẹp của thế giới tâm linh người nữ. Mari Sến tượng trưng cho cái gì không đẹp và tôi nghĩ rằng đây là chủ trương của bà Hoài. Rõ ràng bà Hoài là một trí thức được đào tạo bởi xã hội chủ nghĩa và phản kháng lại chính cái đã tạo ra mình. Vì thế, tôi quyết định sẽ đưa ra một thí dụ tương phản: tôi sẽ mô tả một chút liên hệ chăn gối của phụ nữ đẹp, một cách gợi cảm mà vẫn giữ được ý nghĩa luận đề của những gì tôi muốn vạch trần hay cổ võ – thí dụ, tôi dùng tâm tư của phụ nữ để nói lên những nhược điểm của một số đàn ông: bản tính chiếm đoạt, hiếu chiến và lòng tự ái, nhưng thật ra họ rất yếu đuối và dễ vỡ vì bản chất sự chiếm đọat của nam phái thiếu tính bền bỉ; đồng thời tôi muốn nói lên một số thảm kịch đuợc dấu diếm tiêu biểu cho sự giả dối của xã hội Châu Á chịu ảnh hưởng Nho Giáo, trong đó có Singapore và Việt Nam (trong trường hợp Việt Nam, có thêm những biểu tượng về việc Saigon sụp đổ và chỗ đứng của lãnh đạo hay trí thức; trong trường hợp Singapore: quốc gia nhỏ bé ấy tượng trưng cho sự thành công của tính tổng hợp các sắc dân ở Châu Á mà lại nằm trong cơ chế độc đảng).
Trước khi đưa truyện ngắn «Singapore» cho báo Thế Kỷ 21 đăng, tôi viết một lá thư cho chủ bút Phạm Phú Minh (aka Phạm Xuân Đài) và giải thích lý do vì sao tôi muốn gửi đăng truyện này. Bà PhạmThị Hoài và tác phẩm Mari Sến chính là nguyên nhân tôi muốn đưa một vài mô tả gợi cãm liên quan đến tình dục vào môi trường Việt ngữ để diễn giải luận đề qua dạng tiểu thuyết – Mỵ Nương và Kha Trâm tương phản với Mari Sến. Tôi chỉ muốn «điểm nhấn» này thôi và một số độc giả Việt Nam (kể cả thân sinh ra tôi) cũng cho rằng «điểm nhấn» này là tiếng nói của nữ quyền cho phụ nữ Việt.
Lúc đó (va` ba^y gio`), tôi vẫn không hề có dự định viết văn tie^'ng Vie^.t cho cộng đồng hải ngoại.  To^i chi? vie^'t cho bo^' me. mi`nh va` ba.n be` ma` tho^i. Tu` do', sinh ra vie^.c nha` xua^'t ba?n.
Trong MHQ, song song và tương phản với 2 truyện ngắn «xé rào» này là một truyện vừa (novella), mô tả chuyến du hành của một phụ nữ Việt di dân, đi tìm nơi sinh của Phật. Ở đọan kết, nhân vật chính mất tích trên sườn núi của Chùa Khỉ tại Nepal. Một số độc giả thích truyện này vì tôi đi vào thế giới của Phật Giáo.
Nhiều độc giả Việt Nam cho rằng tôi đã qua táo bạo và xé rách hàng rào luân lý Việt Nam vì hai nhân vật «Mỵ Nương» và «Kha Trâm» Thời điểm ra đời của MHQ là 1999; trước đó không có những mô tả về liên hệ chăn gối giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông da trắng trong khu vườn văn chương Việt của phụ nữ Việt, cho dù nhân vật của tôi là nạn nhân của 2 hình thức bạo hành khó nói nhất (domestic violence; date rape). Sau khi MHQ ra đời thì ở hải ngoại, hình như có «mode» phụ nữ Việt nam viết rất bạo về tình dục.Tôi không có gì thích thú trước tình trạng này và đã nhấn mạnh điểm này với chủ bút Phạm Phú Minh.
Nhìn lại vấn đề gây sôi nổi của MHQ, tôi rất ngạc nhiên vì 2 dữ kiện:
1) Cha mẹ tôi, học giả và giáo sư Việt Nam sinh ra trong thập niên 1930, đưa MHQ vào cộng đồng hải ngoại mà không hề lo lắng về hai truyện ngắn « xé rào » viết bởi con gái mình. Cha tôi, người đọc bản thảo và sửa bản kẽm, là một học giả thuần túy và cũng là một họa sĩ tài tử. Ông có sự thuần nhất của bản chất nghệ sĩ, không câu nệ những gì nhỏ nhặt mà chỉ nhìn vào giá trị tổng quát mà thôi.
2) Khoảng 5 năm sau, ông Thế Uyên, thuộc đại gia đình Nguyễn Tường Tam, đã liệt kê MHQ vào danh sách tiểu thuyết tình dục viết bởi phái nữ, mà không nhắc đến tính chất luận đề của tiểu thuyết, cũng như biểu tượng của các nhân vật hay trạng huống trong MHQ -- hoàn cảnh và tâm tư của phụ nữ di dân.
Tôi xin xác định: MHQ là tác phẩm luận đề, không phải là tiểu thuyết tình dục (tiếng Mỹ gọi là «literary erotica», như một số tiểu thuyết của Anais Nin, nữ văn sĩ đầu tiên viết tình dục của Mỹ -- Anais Nin sống ở Paris và là người tình của Henry Miller, tác giả cuốn “Tropic of Cancer”. Bà Nin cũng là một phụ nữ thiểu số: gốc Cuba mang quốc tịch Pháp, và đã phải học Anh Ngữ trước khi viết.)

QH: Dùng văn chương của Anais Nin làm tiêu chuẩn, thì theo Chị, thế nào là một tiểu thuyết tình dục, cái mà người Mỹ gọi là «literary erotica»? Thơ Hồ Xuân Hương, theo Chị, co' là ‘erotica’ hay không?

DNN: «Literary erotica » là những tiểu thuyết viết để mua vui, nhằm mục đích giải trí cho độc giả về phương diện tính dục, hoàn toàn không có luận đề gì cả. Tuy nhiên, vì tác giả viết rất hay, có cái đẹp thẩm mỹ và văn chương có giá trị như một tiểu thuyết đúng nghĩa, nhiều khi chuyên chở tâm lý vào tư tưởng nữa, thành ra các nhà phê bình cho đó là văn chương.  Y' nghĩa chữ «literary» trong cụm từ «literary erotica»: không phải là ngôn ngữ ô uế rẻ tiền, kiểu «lá cải» hay «khiêu dâm tục tĩu» (danh từ luật pháp là «obscenity» hay «pornography»).
Trong lịch sử văn chương thế giới, rất nhiều tiểu thuyết luận đề đã bị xếp loại là «tiểu thuyết tình dục» hay khiêu dâm, trong đó có cả tác phẩm của đại văn hào Tolstoy và nhà văn di dân Nga, Nabokov, vì các tác phẩm nầy diễn tả khát vọng cảm giác (dịch chữ «sensuality») của nhân vật dưới một hình thức nào đó, bị coi là đi ra ngoài hàng rào luân lý xã hội thời đó.
Tôi chưa hề viết hay cho xuất bản “literary erotica” bao giờ cả. Vì MHQ, một cô giáo của tôi ở trường trung học cũ so sánh tôi với Hồ Xuân Hương trong khi tôi chưa bao giờ thích thơ hai nghĩa (double entendre) của HXH. Tôi thích thơ cổ điển, trang nhã và u hoài của bà Huyện Thanh Quan hơn.
Tôi không nghĩ rằng văn chương của HXH là «literary erotica» vì tất cả các bài thơ của bà đều có luận đề quá rõ ràng và hiển nhiên - chủ đích của bà không phải là làm thơ để tạo cảm giác «mua vui» cho độc giả. Theo tôi, những bài thơ không có luận đề bị đem gắn vào tên bà thường không mang «thi phong» của HXH.  Nói về HXH, tôi chỉ thích và thán phục những câu thơ nổi lên chí khí cao của bà (thí dụ dưới đây.  Theo tôi, HXH nói về chính mình chứ không phải nói về Ông Phủ Vĩnh Tường):

Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Ne'm tung hê hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi…


Nữ văn sĩ Anais Nin, ngược lại, cố tình viết tiểu thuyết tính dục để kiếm tiền. Hình như bà ta được trả mỗi trang 1 đồng đô-la Mỹ, khoảng đầu thế kỷ 20. Văn của Anais Nin rất đẹp, tuy rằng viết để mua vui cho độc giả đàn ông. Tác phẩm khiêu dâm của Tây Phuơng viết dưới thời nữ hoàng Victoria đa số là «ẩn danh.»  Trước Anais Nin, văn chương tình dục là môi trường hoàn toàn được thống trị bởi nam giới, thiếu hẳn cái nhìn của phụ nữ. Vì thế, có nhiều người cho rằng Anais Nin là chiến sĩ cách mạng của phụ nữ khi bà tham gia vào cái «club» đàn ông chuyên viết tiểu thuyết tình dục. Tuy nhiên, nét thẩm mỹ trong văn của Anais Nin đã cho bà một chỗ đứng cao trong văn chương Anh Mỹ.

QH : Chị nói rằng không có ý định trở thành nhà văn cho cộng đồng hải ngoại. Như vậy thì tại sao có những tác phẩm tiếng Việt xuất bản sau “Mùi Hương Quế” ?

DNN: Tôi chủ trương không ra mắt sách cho cộng đồng người Việt để có dịp bán sách cho đồng hương. Chủ trương nầy đồng nhất với quyết định nghề nghiệp: từ năm 1984, tôi chưa hề muốn mở văn phòng Luật để kiếm sống trong cộng đồng người Việt hải ngoại.  (Nếu ngày nào tôi mở văn phòng luật, đó là ngày tôi muốn phục vụ, nhất là các vụ án kỳ thị chủng tộc, vi phạm nhân quyền, hay các vụ án lie^n quan đến tri thức và chuyên gia gốc Việt.)
Vì thế, tôi chỉ đi ký sách theo lời mời một vài cộng đồng địa phương; thí dụ: cộng đồng Phuợng Vĩ của trường Đồng Khánh Huế (vì mẹ tôi), cộng đồng cựu nữ sinh Trung Vương ở Washington, D.C. cho cuốn “Postcards from Nam,” và những buổi đọc sách (literary reading) theo lời mời của một số đại học và thư viện trong dòng chính.
Năm 2005, tôi nhận được cú điện thoại của chị Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn và nhà văn ở Việt Nam, nói chuyện dựng kịch cho cuốn MHQ. Tôi hiểu đó là sân khấu ở Việt Nam. Tôi suy nghĩ rồi quyết định không thể được. Tôi viết email cho chị Ngọc, và nói rằng “Chữ Trinh còn một chút nầy, Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan !…»  Lý do: tôi không muốn trở về Việt Nam để tạo tiếng tăm và chỗ đứng cho tác phẩm của mình.  Nếu tôi có dịp phục vụ cho đồng bào trong hay ngoài nước trong khả năng của mình, tôi sẽ không từ nan, nhưng nhờ vả vào khối người Việt nhất là trong nước để tạo tiếng tăm và chỗ đứng thì không.  Sự đồng nhất trong quyết định nghề nghiệp và tâm tư cho chính mình, đối với tôi, giống như chữ «trinh» của cô Kiều -- đó là tính nhất quán của tâm tư Kẻ Sĩ (mà nghệ sĩ cũng cần phải giữ), cho dù tôi không dám nhận mình là Kẻ Sĩ. (Thí dụ: với riêng tôi, Nguyễn Trãi xứng đáng là Kẻ Sĩ và tôi không giới hạn nghĩa nầy vào Khổng Học; trái lại tôi nói rộng chữ nầy với ý nghĩa của từ «Noblesse Oblige» trong tiếng Anh và Pháp.)
Chính vì cú điện thoại của chị Minh Ngọc mà tôi quyết định cho ra đời tập truyện «Chín Chữ của Nàng» để khẳng định tâm tư của tôi, bằng tiếng Việt, cho người Việt. Tâm thức quay về với nguồn cội, đối với tôi, phải là một sự cho đi (giving), một cố gắng thôi thúc bởi «Noblesse Oblige,» không thể là việc «nhận lấy» (taking) từ đám đông vì quyền lợi cá nhân.
Sau «Chín Chữ Của Nàng» là bản dịch cuốn “Sông Hương.”   Đây là món quà tôi tặng cho mẹ tôi vì bà không đọc được tiếng Anh mà không cần từ điển. Cuốn “Bưu Thiếp của Nam” có mặt cho cộng đồng người Việt vì Giáo Sư Đoàn Khoách Thanh Tâm của trường Đồng Khánh Huế cũ, có nhã ý muốn dịch cuốn sách nhỏ này để tưởng nhớ những thuyền nhân đã bỏ mình trên mặt biển, trong đó có một số cô giáo và bạn cùng lớp của tôi thời trung học ở Việt Nam. Tôi cho đó là bổn phận, hành động cho đi. (Tiền bán sách dĩ nhiên phải có để đền bù phí tổn và công trình in sách của nhà xuất bản Văn Mới.)
Cuốn “Mimi and her Mirror” không có mặt trong cộng đồng người Việt qua bản dịch tiếng Việt.  Độc giả thích hợp với nội dung của Mimi sẽ tìm đến Mimi mà thôi.

(XEM TIẾP PHẦN HAI: “LỊCH SỬ, SỰ THẬT, HAY TIỂU THUYẾT? SÔNG HƯƠNG, DỊ HƯƠNG, VÀ BÓNG ĐÈ”)

Monday, March 25, 2013

NO'I VE^` " NHU~NG CO^~ QUAN TA`I CU?A TI~NH TA^M" CU?A DUONG NHU-NGUYE^.N


  • ChânPhương says:
    Đầu tiên, trong tư cách là độc giả, là người thưởng thức và thừa hưởng những sáng tạo do các tác giả về tư tưởng, khoa học, và nghệ thuật của xã hội đem đến cho chúng ta; tôi xin được đồng ý với “lời bạt” nơi đầu truyện ngắn “Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm” của tác giả, Luật Sư – Nhà Văn Dương Như Nguyện.
    Việc đồng ý cùng tác giả Dương Như Nguyện, không chỉ đến từ khía cạnh pháp lý và gây ra vi phạm tài chính vì quá rõ ràng mà tôi chỉ xin được thêm chút thí dụ để làm rõ hơn, dựa theo hiểu biết của mình về bản quyền tác giả đối với các sản phẩm văn hóa và khoa học:
    Ngay cả khi được sự đồng ý của tác giả/models qua các “Agreement Statements”, thì quyền sử dụng tác phẩm luôn luôn được ấn định trong những giới hạn (bounded limitations) của nó chứ không phải hoàn toàn vô hạn định. Thí dụ, khi thuê mướn người mẫu (models) dù là người mẫu khỏa thân, thì các model released cho các họa sĩ, nhiếp ảnh gia, điêu khắc gia, đạo diễn film ảnh… đều phải ghi rõ mục đích sử dụng và phải tuân theo các giới hạn ghi trong hợp đồng một cách chặt chẽ nếu không muốn bị lôi thôi với pháp luật!
    Điều này, là photograhers với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi buộc lòng phải thuộc nằm lòng như những đường chỉ trên đôi bàn tay của mình!
    Ngoài vấn đề pháp lý như tác giả đã nêu, chắc chắn là quy ước về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội về hành vi ứng xử của con người văn minh cũng đòi hỏi sự tri ân đối với việc sử dụng công sức sáng tạo của người khác. Do đó, việc sử dụng với các thay đổi về nội dung và hình thức của một tác phẩm văn nghệ khi trích đăng mà không được phép hoặc/và được sự đồng ý của tác giả là điều đáng khinh bỉ, đáng bị lên án trong cộng đồng thông tin liên mạng toàn cầu!
    Cũng vì điểm này, mà bản thân tôi chưa bao giờ đồng ý với quan điểm của Roland Barthes trong phê bình văn chương: Nếu cho phép các nhà phê bình áp đặt cái nhìn của mình vào một tác giả khác qua tác phẩm của chính họ, tức là chúng ta đã cho phép nhà phê bình trở thành “hijackers” trong văn học.
    Điều đó không phù hợp với quy tắc đạo đức của xã hội văn minh. Nó đã khác hoàn toàn với việc mượn một câu hay một đoạn văn/thơ/ý của tác giả vào một sáng tác mới của mình!
    Trân trọng,
    Chân Phương.
  • ChânPhương says:
    Có lẽ cùng với nhà văn Thụy Khuê, LS Dương Như Nguyện đã cho tôi ngạc nhiên rất lớn khi đọc văn của họ:
    Cả hai đều rời khỏi nước khi tuổi đời còn trẻ. Thụy Khuê mười tám, ngày đến Paris, Như Nguyện trẻ hơn, chỉ mới mười sáu khi cô đặt chân đến Mỹ. Thế mà, bút pháp và cú pháp Việt ngữ của họ vẫn mượt mà sau nhiều chục năm sống ly hương… Tình yêu của họ đối với tiếng Mẹ đẻ khiến người đọc là CP này đến phải khâm phục. Chỉ riêng về ngữ vựng và hình ảnh/hình dung từ được dùng để diễn tả, xin trích một vài câu với có chữ in hoa:
    1/ “Mẹ tôi kể có lần bà phải nằm giường sát phòng HỢP CẨN của ông ngoại và người hầu trẻ.”
    Vâng, dường như chỉ những người thực sự chú ý đến từ vựng, cú pháp, và bút pháp một cách thận trọng mới đủ chú ý đến độ dùng chữ “HỢP CẨN” trong câu này!…
    Nó khác hẳn cách dùng chữ của tác giả Đỗ Hoàng Diệu trong truyện ngắn khác là “Bóng Đè”. “Bóng Đè” từng là thành công lớn của Đỗ Hoàng Diệu khi bắt chước thủ pháp của GG Marquez trong tiểu thuyết “Hundred years of Solitute” để chuyển thành một truyện ngắn! Tiếc thay dù biết rằng đó là một truyện ngắn hay và thành công về nội dung, bản thân tôi chưa bao giờ có nhận xét gì về “Bóng Đè” chỉ vì các ngữ vựng cô dùng trong truyện ngắn của mình. Một trong các chữ ĐHD dùng mà không biết nghĩa thật sự của nó là “GIAO CẤU”. Có lẽ do sinh ra và lớn lên tại miền Bắc VN, ĐHD cũng còn quá trẻ để hiểu rằng, trong tiếng Việt (Hán Việt)ngày xưa chúng ta không dùng chữ đó để chỉ hành vi tính dục của con người mà không có ý khinh bỉ một cách thô tục. Trong vạn vật học (môn sinh vật, term của cs sau này), chữ “giao cấu” thường được dùng cho các loài thực vật hoặc động vật khác không phải là người. Là một người muốn trở thành văn nhân, qua tác phẩm của mình, ĐHD không thể không chú ý đến sự thanh tao của các ngữ vựng cần thiết phải dùng.
    Đây chỉ là hình ảnh so sánh cách dùng ngữ vựng giữa hai tác giả một sống tại Saigon trước năm 1975 và ra đi ngay từ tuổi thiếu nữ, và một hiện đang sống tại trong nước!
    2/ “Tôi nhớ mãi hình ảnh bà ngoại tôi ĐỨNG NGƠ NGÁC bên cửa sổ sân nhà, không dám hỏi chuyện để tránh xúc động khi những người thân của bà đang tíu tít xưa xoan cho cuộc hành trình vô định. Bà đội nón lá như lúc đi chợ, tóc muối tiêu búi đàng sau, ĐÔI MẮT BUỒN NHƯ MUỐN KHÓC.”
    Chỉ hai câu này thôi, chúng ta có thể thấy được tác giả đã lột tả được vừa hình ảnh vừa tâm trạng của bà ngoại mình trong lúc chia tay với gia đình đứa con gái một giữa thời loạn ly của đất nước!
    Điểm qua chỉ đôi điều về hình thức để hiểu được vì sao ta có thể đọc, và hiểu được NCQTCTT.
    Nhưng, thế vẫn chưa đủ. Vẫn còn đó là nội dung của truyện ngắn. Nó không chỉ là lời dẫn mượn từ Tố Như (Đau đớn thay phận đàn bà), mà nó còn là tại sao không phải là hình ảnh của bà nội của tác giả? Truyện ngắn ghi lại hình ảnh của bà ngoại Tĩnh Tâm!
    Thì đây, trong những nan đề và luận đề của mình, tác giả đã cho chúng ta những câu trả lời khá rõ ràng:
    1/ “đó là cái đau chung của cả một dân tộc kém may mắn trên bản đồ thế giới. Nô lệ và chiến tranh. Một cơn lốc chính trị xoay chuyển cả nguồn gốc của một văn hóa nghèo, chậm tiến. Trong phần tư thế kỷ mà hai lần di tản cả triệu con người, vượt đường trường, vượt đại dương.”
    2/ “Hình như tôi khóc vì trong lòng tôi cũng mang hình ảnh những cỗ quan tài như trong giấc mộng của Tĩnh Tâm. Vì tôi mang nặng một nơi chốn đã đi vào tiềm thức tôi, một nơi chốn mà thân phận đàn bà là tiếng kêu rên xiết trong những tập tục và thành kiến văn hóa bóp kẹp con người, nơi chốn của một cuộc chiến tranh tức tưởi, và những hỗn loạn lịch sử vời vợi thương đau, đã gây nên sự phá sản, không phải chỉ vật chất, kinh tế, mà e còn lan sang địa hạt tinh thần.
    Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?”…
    Và có thể nói, hầu hết cả đoạn kết của truyện ngắn đều là những câu trả lời của DNN cho số phận long đong của đất nước của con người VN trong hai, ba thế hệ vừa qua… Đặc biệt, đó là thân phận phụ nữ VN từ thế hệ của bà ngoại cho đến chính tác giả đang đứng đối diện với tượng nữ thần tự do trong một buổi chiều tối cuối năm!
    Sắp xếp, trình bày, thắt nút và dẫn giải của tự truyện đi theo một trình tự tự nhiên đến bất ngờ. Bởi vì, người đọc hoàn toàn không cảm thấy một chút vất vả khi phải theo dõi cốt truyện. Các tình tiết dù rút từ từng đoạn ruột, đã được đưa ra như lời kể chuyện, tự tình, như lời tâm sự của một người bạn lâu ngày gặp lại bên tách cafe nghe từng giọt rơi màu sánh nâu!
    Quả thật, nếu “Bóng Đè” là một thành công rực rỡ của ĐHD với nội dung hướng ngoại về mặt luân lý để phản ánh xu hướng giải phóng tư tưởng bên cạnh hình thức và ngôn ngữ nghèo nàn của một tác giả trong nước; thì NCQTCTT là thành công toàn diện cả về thủ pháp lẫn nội dung hướng nội từ một tác giả tỵ nạn cs.
    Đó là lý do tại sao NCQTCTT đáng được đọc đi đọc lại rất nhiều lần!
    Trân trọng,
    Chân Phương

Sunday, March 24, 2013

EFFECT OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE UPON FOREIGN DIRECT INVESTMENT TREND A?nh Huo?ng Cua? Co^ng Nghe^. Tho^ng Minh Nha^n Ta.o Tre^n Chie^`u Huo'ng Ca'c Co^ng Tri`nh Da^`u Tu Tru.c Tie^'p Cu?a Nuo'c Ngoa`i Ta.i Ca'c Quo^'c Gia Dang Pha't Trie^?n

This paper is based on the text of a speech delivered by law professor Wendy N. Duong at the University of Denver Sturm College of Law in 2007.

http://djilp.org/wp-content/uploads/2011/08/Effect-of-Artificial-Intelligence-Pattern-Foreign-Direct-Investment-Third-World-Possible-Reversal-Trend-Wendy-Duong.pdf

OVERVIEW OF THE U.S. CONSTITUTION KHA'I NIE^.M VE^` HIE^'N PHA'P HOA KY`

No'i vo*'i do^.c gia? Vie^.t:  VHCHXHCN dang ba`n ti'nh vie^.c su?a do^?i hie^'n pha'p.  Y' nghia~ cu?a su. vie^.c na`y la` ca? mo^.t va^'n de^` nan gia?i.  Ba`i vie^'t duo'i da^y, duo.c soa.n tha?o cho chuong tri`nh Fulbright cu?a My~ nie^n kho'a 2011-12, se~ giu'p do^.c gia? hie^?u the^m ve^` can ba?n hie^'n pha'p trong the^? che^' chi'nh tri. va` xa~ ho^.i pha'p di. nh cu?a Hoa Ky`.  


Overview of the U.S. Constitution: 
An Introduction to American Constitutionalism

By Wendy N. Duong, U.S. Fulbright Core Program Scholar [1]
B.S. Southern Illinois University  
J.D., University of Houston
LLM, Harvard University


I.  INTRODUCTION

Drafted in 1787 by the scholar-theorist James Madison,[2] the U.S. Constitution is as old as the history of the U.S.A, yet the document  is considered "living" because it contains fundamental principles that are applied and lived every day in the U.S.  It has seven articles and 27 amendments. The U.S. Constitution has been studied, quoted, and used as a model by many constitutional scholars around the world. As a document, it embodies the four areas that form the blueprint of America:  law, history, government, and culture:  

1) A Document Of Law: The Constitution is the supreme law of the land[3] and establishes America as a ‘rule of law” society:  the rule of law obliges both the individual and the government to submit to the supremacy of the law.

2)  A Document Of History: The Constitution was the tool of America’s founding fathers to establish independent nationhood, and, hence, has co-existed with America’s more than 200 years of history;[4]

3)  A Document Of Government And Political Philosophy: The Constitution establishes America’s fundamental governmental structure and political philosophy: a republican form of government representing the people of a “Union,” built on a “check-and-balance” notion of dividing government powers. America combines
 
     a) “federalism” (i.e., a vertical division of powers between a national government and individual State sovereignties),[5] with

       (b) “separation of powers” (i.e., a horizontal division of powers among the three branches of government:  legislative, executive, and judiciary).

4) A Document Of Culture And Society:  The Constitution characterizes the American culture as a society in which the people rule and decide for themselves -- America’s Founding Fathers spoke the voice of the people to enumerate and restrict the power of government and to assert their individual liberties (this is the gist of the first 10 Amendments to the Constitution called the “Bill of Rights,” also authored by Madison). What many Americans remember by heart is the Preamble, which states in pertinent parts:

We the People of the United States, in order to form a more perfect Union, establish Justice…and secure the Blessings of Liberty to ourselves and our Posterity…do ordain and establish this Constitution for the United States of America.”

Thus, to understand American constitutionalism, one must understand four concepts: 
(i) Separation of Powers (the relationship between the three branches of government);
ii) Federalism (the relationship between the national government and the sovereign States);
(iii) the Doctrine of Judicial Review (the mechanism through which the Constitution is interpreted and upheld); and
(iv) the Bill of Rights (the relationship between the government and the individuals).

II.  SUMMARY OF THE 7 ARTICLES AND THE 27 AMENDMENTS

--Article I establishes the federal Legislative Branch.    
--Article II establishes the federal Executive Branch.
--Article III establishes the federal Judicial Branch.
--Article IV contains, inter alia, the “Full Faith and Credit Clause,” which requires that each State give full faith or credit to the laws and records of other States. Article IV also has the “Privileges and Immunities Clause,” which accords citizens of each State all Privileges and Immunities in other states.[6] Article IV was intended to overcome State provincialism and discrimination against out-of-state individuals.[7]  
--Article V provides the process for amending the Constitution.  
--Article VI contains, inter alia, the “Supremacy Clause,” which establishes the Constitution (and treaties and federal law made thereunder) as the supreme law of the land.
--Article VII requires ratification by nine States for the establishment of the Constitution.

The amendment process outlined in Article V allows the Constitution to perpetuate itself.  An amendment to the Constitution must be passed by two-thirds of both the House of Representatives and the Senate, and must be ratified by three-fourths of the States.  The amendment process consists of two steps:

First, amendments may be proposed by a two-third super-majority in both houses of Congress, or by a special convention called by the legislatures of two-thirds of the States;

Second, amendments must be ratified by the legislatures of three-fourths of the States, or by Conventions in three-fourths thereof. [8]  The Constitution does not provide for the role of the President in the amendment process.     

Tuesday, February 26, 2013

WHO HAS SPLIT THE MOON IN THREE?


THE S OF LIFE
enamel on paper digitally inverted
DNN C2010


Vầng trăng ai xẻ làm ba
Bắc, Trung, Nam để một nhà điêu linh
DNN

Sunday, February 17, 2013

BY THE TREVI FOUNTAIN: A WISH





 
The Trevi Fountain
 
POETRY-- ENGLISH
Thơ Anh ngữ:



The Trevi Fountain in the Trevi district in Rome, Italy. Standing 26.3 metres (86 ft) high and 49.15 metres (161.3 ft) wide, it is the largest Baroque fountain in the city and one of the most famous fountains in the world.

WISHING YOU, WISHING ME,
BY THE TREVI FOUNTAIN
WND copyright Jan 2013

Throw a coin
Farewell sorrow
Let it go, set it free
Let life flow, let life be
Wishing you, wishing me

Throw a smile
Farewell emotion
Let it pass, let us fly
Make greed gone, let love shine
Making peace, making time...



 
                                In front of the Trevi Fountain